Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 KNTT bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 kết nối tri thức bản mới nhất bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy : …/…./…

ÔN TẬP BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
  • Luyện tập theo văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng biệt

  • Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh,...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,... của câu chuyện lịch sử).
  1. Phẩm chất
  • Có quan niệm sống đúng đắn và ứng xử nhân văn.
  • Thúc đẩy tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ hiểu biết về một số câu chuyện về lịch sử của dân tộc.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số câu chuyện lịch sử của dân tộc và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Trình bày hiểu biết của bản thân về một số câu chuyện lịch sử hoặc các anh hùng dân tộc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Những câu chuyện lịch sử luôn là một bài học dành cho các thế hệ mai sau. Nó không chỉ giúp con người có thêm hiểu biết về lịch sử của dân tộc mà còn thúc đẩy tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc của các thế hệ. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng (hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật của văn bản)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng, trả lời câu hỏi:

- Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

- Tóm tắt tác phẩm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

+ Tóm tắt tác phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng và trả lời câu hỏi:

+ Nêu bối cảnh sự kiện lịch sử của văn bản.

+ Tâm trạng của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản được diễn tả như thế nào?

+ Thái độ của nhà Vua với Trần Quốc Toản ra sao? Điều đó thể hiện điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra nghệ thuật, nội dung văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết về văn bản

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” được lấy cảm hứng từ sự kiện lịch sử xảy ra ở đời nhà Trần, khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ 2. Lúc bấy giờ đất nước ta đang đứng trước một tình thế hiểm nghèo: họa xâm lăng và nỗi nhục mất nước.

- Tác giả dựng lại quá trình trưởng thành của một thiếu niên quý tộc (Hoài Văn Hầu, tức Trần Quốc Toản ), người có lòng yêu nước và căm ghét sâu sắc bọn xâm lược Nguyên Mông, sau này trở thành danh tướng đời nhà Trần. Chính tình thế đất nước, môi trường, gia đình và hoàn cảnh xã hội đã góp phần tạo nên tính cách của Trần Quốc Toản.

b. Tóm tắt tác phẩm

- Truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng làm sống dậy hình ảnh Trần Quốc Toản, vị thiếu niên anh hùng thời nhà Trần. Măc dù còn nhỏ tuổi, nhưng trước cảnh đất nước lâm nguy bởi họa ngoại xâm, Trần Quốc Toản đã tình nguyện tham gia gánh vác việc nước.

- Tại hội nghị Bình Than (tháng 10/1282), trong lúc vua và triều thần đang bàn việc nước, Quốc Toản đã bất chấp tội phạm thượng tới gặp nhà vua để nói lên lời tâm huyết “xin đánh”. Nhà vua đã không trừng phạt cậu mà còn ban thưởng một quả cam, làm Quốc Toản càng thêm uất ức và bóp nát quả cam đó lúc nào không biết. Khi về Võ Ninh, dưới lá cờ “phá cường địch, báo hoàng ân” mà Quốc Toản đã tìm tòi suy nghĩ, Quốc Toản đã chiêu mộ được 600 tân binh tinh nhuệ, đi tìm giặc đánh. Lên phía Bắc đoàn quân Quốc Toản họp với quân người Mán do Nguyễn Thế Lộc chỉ huy, lập ra trại Ma Lục, gây thanh thế khắp vùng Lạng Sơn. Trong một lần giải vòng vây cho Chiêu Thành Vương trên đường truy đuổi tên phản bội Ích Tắc, Quốc Toản đã trở thành niềm tự hào và ngạc nhiên vô bờ của người chú ruột. Sau lần đó Quốc Toản chính thức được nhà vua thừa nhận và giao nhiệm vụ quan trọng chặn đánh giặc trên cửa sông Hàm Tử với lời thề “ Sát Thát”.

Trần Quốc Toản đã chiến đấu anh dũng và chiến thắng vẻ vang. Đi đến đâu cũng thấy lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo hoàng ân”. Tung bay trong gió .

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Bối cảnh sự kiện lịch sử

Câu chuyện dựa trên bối cảnh của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai.

b. Tâm trạng của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản

- Khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản cảm thấy sốt ruột và lo lắng không yên. Chàng muốn xuống thuyền bàn việc nước, quỳ xin quan gia cho đánh nhưng lại sợ phạm thượng.

-        Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp Vua: Chàng đã liều chết để gặp vua dù bị quân lính cản lại. Sở dĩ có hành động như vậy là vì lo lắng vận mệnh của đất nước, bọn giặc đang hoành hành, dân chúng thì đói khổ.

c. Thái độ của nhà Vua với Trần Quốc Toản

- Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo đã gật đầu, mỉm cười nhìn Hưng Đạo Vương. Lời nói của Quốc Toản cũng hợp với ý của vua và Hưng Đạo. Tuy rằng Quốc Toản phạm thượng, nhưng vì nể tình còn trẻ, hoàn cảnh đáng thương, lại biết lo lắng cho vua, lo cho việc nước nên thứ tội, cho lui về làm tròn chữ hiếu phận làm con. Sau đó, vua còn đích thân tặng chàng một quả cam sành chín mọng.

- Thái độ và cách xử lý như trên cho thấy đây là một vị vua đức độ anh minh, xét sự việc dựa trên cả lý lẫn tình, trân trọng chí khí và nỗi lòng quan tâm đến việc dân, việc nước của người trẻ.

3. Tổng kết

a. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ kể chuyện hấp dẫn

- Sự kiện lịch sử được tái hiện sinh động

b. Nội dung

Tình thần yêu nước và quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản cũng như quân dân nhà Trần.

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 KNTT bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 KNTT, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 kết nối bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 kết nối tri thức bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 KNTT (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay