Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 KNTT bài 8 Văn bản 2: Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 kết nối tri thức bản mới nhất bài 8 Văn bản 2: Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…./…../…..

Ngày dạy:…./…./…….

ÔN TẬP VĂN BẢN 2: ĐỌC VĂN – CUỘC CHƠI TÌM Ý NGHĨA

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa.
  • Luyện tập theo văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Học sinh xác định được luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.
  • HS học hỏi được cách nêu luận đề, xây dựng điểm và sử dụng lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc.
  • HS hiểu được bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn, biết tôn trong và có ý thức học hỏi.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thương, trân trọng lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ; tôn trọng và có ý thức học hỏi cách tiếp nhận văn bản văn học của người khác.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8, tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
  1. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
  4. Nội dung: Gv gợi mở vấn đề, HS thực hiện.
  5. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS
  6. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Có những tác phẩm văn học cần đọc đi đọc lại nhiều lần. Theo em, thực tế đó nói lên điều gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2 -3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết hợp thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở: Việc đọc đi đọc lại nhiều lần, ngẫm nghĩ chúng ta sẽ tìm hiểu được nhiều tầng ý nghĩa khác nhau (Ví dụ: Đọc cuốn Hoàng tử bé mỗi lần đọc chúng ta lại ngẫm ra một thông điệp, một ý nghĩa khác nhau)…

- GV dẫn dắt vào bài học:

Có nhiều cách cách đọc văn, nhưng không phải cứ cầm sách lên đọc ta sẽ cảm nhận được những ý nghĩa của các cuốn sách. Bởi vậy giáo sư Trần Đình Sử có những cách định nghĩa “Đọc văn tức là đi tìm ý nghĩa tiềm ẩn đó. Phê bình văn học từ xưa đến nay đều chơi trò đi tìm ý nghĩa của văn học, một “trò chơi” chẳng khác gì ú tim. Có khi ta chạy về phía này, nhưng ý nghĩa lại nằm trốn ở phía kia; có khi ta tưởng bắt được rồi, nhưng hóa ra là bắt trượt. Ý nghĩa là điều mê hoặc lớn và niềm đam mê lớn đối với người đọc. Mọi tác phẩm văn học mà ta cho là hay đều thấp thoáng một ý nghĩa thú vị ở bên trong”. Hôm nay chúng ta cùng củng cố lại bài học nhé!

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản và chuẩn kiến thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời:

·      Xác định thể loại văn bản?

·      Hãy tóm tắt văn bản theo các luận điểm của văn bản?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu luận đề?(Dựa vào các căn cứ nào để xác định luận đề)

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc?

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv yêu cầu HS: Em hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

I. Hiểu biết chung về tác phẩm

a) Thể loại: Nghị luận

b) Tóm tắt theo luận điểm

Luận điểm 1: Ý nghĩa của văn học là tiềm ẩn khó nắm bắt.

Luận điểm 2: Mục đích của việc đọc văn là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học.

Luận điểm 3: Cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc

Luận điểm 4: Người đọc được quyền tự do nhưng không tùy tiện trong tiếp nhận.

Luận điểm 5: Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì.

Luận điểm 6: Giá trị của việc đọc văn.

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nhắc lại kiến thức bài học

1. Luận đề

Nhan đề được đặt dựa vào một đặc điểm của việc đọc văn: Đọc văn cũng giống một cuộc chơi, và mục đích của cuộc chơi đó là tìm ý nghĩa. Vì vậy cần căn cứ vào nội dung của văn để khái quát luận đề: bàn luận về bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn.

2. Cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc

- Nguyên nhân cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc:

+ Dó ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, lớn lên, tùy vào cách thiết lập mối liên hệ giữa các loại văn bản với nhau.

+ Ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, lớn lên, tùy thuộc vào cách thiết lập mối liên hệ giữa các loại văn bản với nhau.

- Phủ định quan niệm cũ cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học là cố định,d dơn nhất.

- Khẳng định đặc trưng của văn học: có tình đa nghĩa, mơ hồ.

- Theo lí thuyết tiếp nhận và quan niệm mới về tác phẩm văn học, mỗi người đọc có cách tiếp nhận khác nhau về tác phẩm và có cơ hội bình đẳng như nhau trong trò chơi tìm ý nghĩa.

Ví dụ:

Đọc hai câu thơ “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu/ Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” (Bằng Việt, Bếp lửa), có thể ban đầu, người đọc chỉ hiểu ý nghĩa sống mũi còn cay là sự nhớ lại cảm giác bị khói hun thuở nhỏ. Nhưng suy nghĩ sâu hơn, người đọc sẽ phát hiện ra lớp nghĩa hàm ẩn trong câu thơ, trạng thái ấy thể hiện sự xúc động như muốn khóc của người cháu trong hiện tại khi nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ. Cùng một cảm giác, nhưng nguyên nhân của nó lại hoàn toàn khác biệt. Nếu như thuở nhỏ, sống mũi còn cay là bởi khói, thì bây giờ, cảm giác ấy lại đến vì sự xúc động, nhớ thương. Một cảm giác nhưng đã kết nối hai thời điểm, nó khiến quá khứ và hiện tại chìm đắm trong nhau, lồng ghép vào nhau khó có thể tách rời.

3. Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì.

- Hiện tượng “sách từ bên ngoài chuyển vào trong nội tâm người đọc, người đọc hóa thân vào nhân vật trong sách” tác phẩm và người đọc hòa vào nhau, “Nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn lại ta chiếm tác phẩm của họ”, tác phẩm “gần như xóa bỏ ranh giới giữa ta và tác giả”. Sự hòa quyện giữa tác phẩm với người đọc, giữa người đọc với nhà văn khiến cho tác phẩm văn học và đọc văn trở thành một hiện tượng diệu kì.

- Việc sử dụng câu cảm thán đúng mức khiến lời văn nghị luận không khô khan mà giàu cảm xúc, khiến văn bản không chỉ tác động vào lí trí mà còn tác động vào trái tim người đọc.

- Việc sử dụng điệp ngữ cho tạo nên điểm nhấn cho giọng văn, khiến người đọc chú ý vào diễn giải của tác giả.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Tác giả đã đưa ra những khái niệm đọc văn và ý nghĩa của việc đọc văn.

2. Nghệ thuật

Mối quan hệ chặt chẽ giữa luận đề, luận điểm các bằng chứng lí lẽ đã làm rõ được chủ đề của tác phẩm.

 

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 KNTT bài 8 Văn bản 2: Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 KNTT, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 kết nối bài 8 Văn bản 2: Đọc văn -, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 8 Văn bản 2: Đọc văn -

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 KNTT (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay