Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 KNTT bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câ

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 kết nối tri thức bản mới nhất bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câ. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…./…./…..

Ngày dạy:…../…./…..

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ, NGHĨA CỦA TỪ, LỰA CHỌN CẤU TRÚC CÂU

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức đã học và làm bài tập thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ, nghĩa của từ.
  • Luyện tập theo các bài tập: Thực hành tiếng Việt – Biện pháp tu từ, nghĩa của từ
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và sử dụng được biện pháp tu từ, nghĩa của từ trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8, tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, Huy động tri thức, kỹ năng, trải nghiệm nền của học sinh mà học sinh đã được học qua đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Gv yêu cầu chơi trò chơi “Đoán ý đồng đội”

Luật chơi GV chia lớp thành 4 nhóm lớn: Yêu cầu 4 đại diện của 4 nhóm lên bốc thăm giải thích nghĩa “từ khóa” trong phiếu bốc được (lưu ý: dùng những từ ngữ không liên quan đến từ khóa để diễn tả). Đội nào trong 3p đoán được nhiều phiếu nhất đội đó chiến thắng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động kiến thức đã học trả lời câu hỏi.

- Gv quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV yêu cầu hs tham gia vào trò chơi. GV trực tiếp làm ban giám khảo.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khích lệ HS.

- GV dẫn dắt vào bài học: Từ trong tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, cùng một từ có thể có nhiều nghĩa tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng. Tính nhiều nghĩa của từ là kết hợp của quá trình chuyển nghĩa. Quá trình chuyển nghĩa thường được thực hiện theo hai phương thức cơ bản là ẩn dụ và hoán dụ. Đồng thời chuyển nghĩa còn gắn với quá trình chuyển tên gọi từ đối tượng này sang đối tượng khác. Hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại kiến thức nhé!

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức Thực hành tiếng Việt
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại lý thuyết và chuẩn kiển thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu hs thực hiện cá nhân:

·      Trình bày khái niệm và cách giải thích nghĩa của từ.

·      Nhắc lại một số biện pháp tu từ và thực hành lựa chọn cấu trúc câu

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện hai nhóm trình bày sơ đồ tư duy của nhóm.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV dẫn dắt chuyển sang nổi dung mới.

 

 

 

1. Củng cố kiến thức

a. Nghĩa của từ

Nghĩa của từ là nội dung, tính chất, hoạt động, quan hệ,… mà từ đó biểu thị. Hiểu theo cách đơn giản thì nghĩa của từ chính là phần nội dung mà từ đó biểu thị để giúp chúng ta hiểu và nắm bắt được nội dung của từ đó. 

Ví dụ: 

Cây: Là một loại thực vật trong thiên nhiên có rễ, thân, cành, lá

Bâng khuâng: tính từ chỉ trạng thái tình cảm không rõ ràng của con người

b. Cách giải thích nghĩa của từ

Thể hiện khái niệm mà từ biểu thị

Ví dụ:

Lạnh lẽo: cảm giác hiu quạnh, thiếu hơi ấm của con người

Sừng: phần cứng nhô ra phía trên đầu của một số loài động vật

Lung lay: bị làm cho nghiêng ngả, không còn đứng vững

Bóng đá: môn thể thao được chia thành 2 đội, cầu thủ mỗi đội sẽ tìm cách đưa quả bóng vào khung thành của đối phương bằng chân

Giường: gồm 4 chân và 1 mặt phẳng, dùng để nằm

Bồn chồn: trạng thái mong ngóng, thấp thỏm, chờ đợi một việc gì đó chưa diễn ra, chưa biết kết quả ra sao

Hồ sơ: các loại giấy tờ liên quan đến một vấn đề, một sự việc hoặc một đối tượng cụ thể nào đó

Phóng khoáng: sự thoải mái, không bị gò bó bởi một quy chuẩn nào đó

Cố gắng: bỏ nhiều công sức ra để thực hiện một điều gì đó

Vui vẻ: tính từ thể hiện trạng thái cảm xúc rất vui của con người

Dùng để đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa

Ví dụ:

Chăm chỉ: đồng nghĩa với từ cần cù, siêng năng

Bi quan: trái nghĩa với từ lạc quan

Tiêu cực: trái nghĩa với từ tích cực

Hùng dũng: đồng nghĩa với từ oai nghiêm, lẫm liệt

Giải thích ý nghĩa của từng thành tố

Một số từ Hán Việt người ta cần giải nghĩa bằng cách phân tích từ thành các tiếng rồi giải nghĩa từng tiếng đó.

Ví dụ:

Thuỷ cung: thuỷ là nước, cung là nơi ở của vua chúa → thuỷ cung là cung điện dưới nước

Thảo nguyên: thảo là cỏ, nguyên là vùng đất bằng phẳng → thảo nguyên là đồng cỏ

Khán giả: khán là xem, giả là người → khán giả là người xem.

2. Biện pháp tu từ

- Đảo ngữ

- Điệp ngữ

- Ẩn dụ

- Hoán dụ

3. Lựa chọn cấu trúc câu

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
    a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về Nghĩa của từ, biện pháp tu từ
  2. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trường THCS:………………………

Họ và tên:……………………………

Lớp:………………………………….

PHIẾU BÀI TẬP

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Câu 1: Thế nào là hoán dụ?

A. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có một hoặc nhiều đặc điểm hoàn toàn giống với nó.

B. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có đặc điểm trái ngược với nó.

C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi với nó.

D. Là đặt tên cho sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có đặc điểm gần gũi với nhau.

 

Câu 2: Có mấy loại hoán dụ?

A. 2 loại.

B. 4 loại.

C. 6 loại.

D. 8 loại.

 

Câu 3: Nói quá là gì?

A. Là biện pháp tu từ làm giảm nhẹ, yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của sự vật, đối tượng.

B. Là cách thức sắp xếp để đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng có điểm giống nhau.

C. Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, tính chất, quy mô của sự vật, hiện tượng.

D. Là phương thức chuyển tên gọi sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác.

 

Câu 4: Tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ là gì?

A. Làm cho sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, có hồn.

B. Nhấn mạnh vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

C. Tránh cảm giác nặng nề, tránh sự thô tục, thiếu lịch sự.

D. Tạo nhịp điệu cho câu văn.

 

Câu 5: Nghĩa của từ ngữ là gì?

A. Là nghĩa sự vật mà từ biểu thị.

B. Là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.

C. Là sự vật, hoạt động mà từ biểu thị.

D. Là nội dung, tính chất, hoạt động… mà từ biểu thị.

 

Câu 6: Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng?

A. Khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ khác.

B. Khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác.

C. Khi nghĩa của từ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.

D. Khi nghĩa của từ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.

 

Câu 7: Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?

A. 1 cách.

B. 2 cách.

C. 3 cách.

D. 4 cách.

 

Câu 8: Hoán dụ và ẩn dụ có điểm gì giống nhau?

A. Đều được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

B. Đều được xây dựng dựa trên những nét giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng.

C. Đều được xây dựng dựa trên mối quan hệ gần gũi giữa các sự vật, hiện tượng.

D. Đều được xây dựng trên mối quan hệ tương cận giữa các sự vật, hiện tượng.

 

Câu 9: Việc sử dụng những từ cùng trường từ vựng trong tác phẩm văn học có mục đích gì?

A. Chứng minh tác giả có vốn từ phong phú.

B. Để đạt một hiệu quả diễn đạt nào đó.

C. Đảm bảo những yêu cầu của thể loại.

D. Chứng minh sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt.

 

Câu 10: Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào?

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.

A. Nói quá.

B. Điệp cú pháp.

C. Ẩn dụ.

D. So sánh.

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 KNTT bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câ

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 KNTT, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 kết nối bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 KNTT (Bản word)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay