Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 KNTT bài 13: Độ to và độ cao của âm (3 tiết)

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Kết nối tri thức bài 13: Độ to và độ cao của âm (3 tiết). Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Tại sao khi gảy dây đàn ta có thể tạo ra những giai điệu khác nhau? Âm mà ta nghe được phát ra từ dây số 1 và đây số 6 của cây đàn ghita có gì khác nhau?

BÀI 13. ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM (3 TIẾT)

NỘI DUNG BÀI HỌC

Độ to và biên độ của sóng âm

Độ cao và tần số của sóng âm

  1. Độ to và biên độ của sóng âm
  2. Biên độ dao động của nguồn âm, sóng âm

Quan sát thí nghiệm hình 13.1 SGK – tr64 thực hành thí nghiệm để quan sát sự  dao động của nguồn âm (thước kẻ)

Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí ban đầu (cân bằng) đến vị trí xa nhất của đầu thước.

Dựa vào thí nghiệm hình 13.2, hãy so sánh biên độ của sóng âm trong hình hình 13.2b và 13.2c từ đó rút ra mỗi quan hệ giữa biên độ của sóng âm và biên độ dao động của nguồn âm

  • So sánh: Biên độ dao động của hình b lớn hơn hình c
  • Nhận xét: Biên độ của sóng âm tỉ lệ thuận với biên độ dao động của nguồn âm

THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI

  • Câu hỏi 1:So sánh độ to của âm thanh nghe được trong thí nghiệm vẽ ở hình 13.2b và 13.2c
  • Câu hỏi 2:Từ câu trả lời trên, rút ra mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm với độ to của âm
  • Câu hỏi 3:Khi gảy đàn hoặc đánh trống, muốn âm phát ra to hơn người ta làm thế nào? Tại sao?

Câu 1: Âm thanh của hình b lớn hơn hình c

Câu 2: Từ câu trả lời trên, rút ra mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm với độ to của âm: Biên độ sóng âm dao động càng lớn, âm càng to.

Câu 3: Muốn tiếng trống, tiếng đàn to ta có thể đánh trống mạnh hoặc gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn, tiếng trống sẽ to. Vì khi ấy sẽ tạo ra biên độ dao động có sự thay đổi, càng lớn thì âm thanh phát ra càng to

KẾT LUẬN

Sóng âm có biên độ càng lớn thì nghe thấy âm càng nhỏ (và ngược lại)

  1. Độ cao và tần số của sóng âm
  2. Tần số
  • Số dao động vật thực hiện được trong một giây gọi là tần số héc
  • Kí hiệu : Hz
  • VD : nếu trong 1 giây vật thực hiện được 30 dao động thì tần số dao động của vật là 30 Hz.

Trả lời phần câu hỏi và bài tập trong SGK – tr66:

Câu hỏi 1: Nếu một dây đàn ghita dao động 880 lần mỗi giây thì tần số của nó là bao nhiêu?

Câu hỏi 2: Nếu một mặt trống dao động với tần số 100 Hz thì nó thực hiện được bao nhiêu dao động trong 1 phút?

Câu hỏi 3: Nếu một con ong mật khi bay đập cánh lên, xuống 3300 lần trong 10 s thì tần số dao động của cánh nó là bao nhiêu?

Câu trả lời 1

Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một giây.

Dây đàn thực hiện được 880 dao động trong một giây → Tần số dao động của dây đàn ghita là 880 Hz.

Câu trả lời 2

  • Tần số dao động của mặt trống là 100 Hz → mặt trống thực hiện được 100 dao động trong 1 giây.

Đổi 1 phút = 60 giây.

  • Số dao động mặt trống thực hiện được trong một phút là:

100.60 = 6000 dao động.

Câu trả lời 3

Tần số dao động của cánh con ong mật là: 

* Chú ý

  • Tần số âm mà tai ta có thể nghe được khoảng từ 20Hz đến 20 000 Hz
  • Tần số của một số nốt nhạc: si (494 Hz); đô (523 Hz); rê (587 Hz); mi (629 Hz); fa (698 Hz); son (784 Hz); la (880 Hz)

Thảo luận nhóm đôi

Hoạt động 1: Hãy so sánh tần số của sóng âm trong hình 13.4a và 13.4b từ đó rút ra mối quan hệ giữa tần số của sóng âm và tần số dao động của nguồn âm.

Hoạt động 2: So sánh độ cao (bổng, trầm) của âm nghe được trong thí nghiệm hình 13.4a và 13.4b.

Hoạt động 3: Từ câu trả lời trên, rút ra mối quan hệ giữa tần số của sóng âm với độ cao của âm.

HĐ1

Trong hình 13.4b số đường biểu diễn dao động mau hơn ở hình 13.4a → tần số dao động của sóng âm ở hình 13.4b lớn hơn tần số dao động của sóng âm ở hình 13.4a.

Nhận xét: số đường, biểu diễn dao động càng mau (thưa), tần số dao động của sóng âm càng lớn (nhỏ), thì tần số dao động của nguồn âm càng lớn (nhỏ).

HĐ2

  • Hình 13.4b có tần số lớn hơn nên âm phát ra cao hơn.
  • Hình 13.4a có tần số nhỏ hơn nên âm phát ra thấp hơn

HĐ3

  • Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.
  • Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
  • KẾT LUẬN
  • Sóng âm có tần số càng lớn thì âm phát ra càng cao (và ngược lại)
  • Câu hỏi 1:Một con muỗi khi bay vỗ cánh 3000 lần trong 5 giây và một con ong mật khi bay vỗ cánh 4950 lần trong 15 giây.
  • a) Tính tần số dao động của cánh muỗi và cánh ong khi bay. Con nào vỗ cánh nhanh hơn?
  • b) Âm phát ra khi vỗ cánh của con muỗi hay con ong cao hơn?

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 KNTT bài 13: Độ to và độ cao của âm (3 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Khoa học tự nhiên 7 Kết nối, giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 13: Độ to và độ cao của, giáo án trình chiếu Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 13: Độ to và độ cao của

 

Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay