Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 KNTT bài 35: Thực hành - Cảm ứng ở sinh vật

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Kết nối tri thức bài 35: Thực hành - Cảm ứng ở sinh vật. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 35. THỰC HÀNH: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

 

  1. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động cá nhân: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

C1. Nêu một số hiện tượng cảm ứng của thực vật

C2. Quan sát hiện tượng cảm ứng của cây và mô tả lại hiện tượng.

Trả lời

C1. Nêu một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật.

  • Phản ứng của cây đối với ánh sáng chiếu từ một phía
  • Phản ứng của rễ cây đối với nguồn nước
  • Phản ứng của thân cây trầu bà với giá thể

C2. Mô tả hiện tượng: Cây trong nhà đặt cạnh cửa sổ có xu hướng phát triển vươn ra phía có ánh sáng.

 

  1. NỘI DUNG BÀI HỌC
  2. Chuẩn bị
  3. Cách tiến hành

III. Kết quả

 

  1. PHẦN TRIỂN KHAI KIẾN THỨC
  2. Chuẩn bị
  3. Dụng cụ

- Chậu trồng cây cảnh/khay nhựa; đất/cát trồng cây; que tre hoặc gỗ nhỏ; chậu hoặc chai nhựa (đã sử dụng) đục lỗ nhỏ; nước; hộp carton.

- Tranh ảnh về một số hiện tượng cảm ứng ở cây xanh; video về một số tập tính ở động vật như tập tính kiếm ăn, đánh dấu lãnh thổ, chăm sóc con non, di cư, sống bầy đàn,…

  1. Mẫu vật

Hạt đỗ (đậu), hạt bầu, hạt bí hoặc cây non của các loài đó.

  1. Cách tiến hành
  2. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây

Hoạt động nhóm: Đọc thông tin mục II.1 SGK tr.145 và thực hành thí nghiệm:

- Chuẩn bị: 2 chậu đất/cát giống nhau.

- Tiến hành:

+ Bước 1: Gieo hạt đỗ vào 2 chậu, tưới nước đủ ẩm.

+ Bước 2: Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 đến 5 lá.

+ Bước 3: Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong 1 chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây (cách bố trí theo Hình 35.1).

Hình ảnh (1.Hình 35.1)

+ Bước 4: Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây.

  1. Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của cây

Hoạt động nhóm: Đọc thông tin mục II.2 SGK tr.146 và thực hành thí nghiệm:

- Chuẩn bị: 2 chậu cây trồng giống nhau; 2 hộp carton không đáy, 1 hộp khoét lỗ phía trên, hộp còn lại khoét phía bên cạnh.

- Tiến hành:

+ Bước 1: Gieo hạt đỗ vào trong đất, tưới nước đủ ẩm và đợi cho đến khi hạt nảy mầm (Hình 35.2a).

+ Bước 2: Úp lên mỗi chậu cây 1 hộp carton, đặt trong môi trường ánh sáng tự nhiên (Hình 35.2b).

+ Bước 3: Sau khoảng từ 3 đến 5 ngày, nhấc hộp carton ra khỏi các chậu cây, quan sát hướng của thân cây (Hình 35.2c).

Hình ảnh (2.Hình 35.2)

 

  1. Quan sát tính hướng tiếp xúc của cây

Hoạt động quan sát: Quan sát video, hình ảnh về tính hướng tiếp xúc của một số loài cây và hoàn thành bảng 35.2:

Video hướng tiếp xúc của cây đậu

 

Cây bí xanh

Cây trầu không leo cây cau

Tên cây

Loại giá thể

Mô tả

Ý nghĩa

?

?

?

?

?

?

?

?

 

  1. Quan sát một số tập tính của động vật

Hoạt động quan sát: Quan sát video về một số tập tính của động vật và mô tả các tập tính theo câu hỏi gợi ý:

https://www.youtube.com/watch?v=jYzyHOXGwT8 (0:43 – 5:16)

- Tập tính kiếm ăn: mô tả các bước bắt mồi của động vật khi tìm kiếm thức ăn

- Tập tính sinh sản: cách thu hút bạn tình của động vật

- Tập tính bảo vệ lãnh thổ

- Tập tính di cư: hành vi bay theo hình chữ V, sự đổi chỗ của con đầu đàn ở chim,…

Hoạt động cá nhân: Hoàn thành bảng 35.3.

Loài động vật

Tập tính

Mô tả

Ý nghĩa

?

?

?

?

?

?

?

?

 

III. Kết quả

Hoạt động báo cáo: Hoàn thành Phiếu báo cáo.

PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH

Bài 35: THỰC HÀNH: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

Họ và tên: ……………………………………….. Lớp: ……………………

Nhóm: ………………………………………………………………………...

1.   Hoàn thành bảng:

Bảng 35.1

Thí nghiệm

Kết quả

Chứng minh tính hướng nước

 

Chứng minh tính hướng sáng

 

 

Bảng 35.2

Tên cây

Loại giá thể

Mô tả

Ý nghĩa

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 35.3

Loài động vật

Tập tính

Mô tả

Ý nghĩa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.    Nhận xét, kết luận về kết quả của các thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc của cây?

............................................................................................................................ ............................................................................................................................

 

LUYỆN TẬP

Hoạt động cá nhân: Hoàn thành Phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên: …………………………………………..Lớp: ……………………

Nhóm: …………………………………………………………………….........

Câu 1: Tại sao trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, người ta lại đặt chậu nước thủng lỗ nhỏ ở một phía của chậu cây và chỉ cho nước ngấm từ từ mà không để nước ngấm nhanh ra khắp chậu?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2: Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, nếu thường xuyên xoay chậu theo các hướng khác nhau thì kết quả sẽ như thế nào? Giải thích?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 3. Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật?

A. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa. 

B. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn. 

C. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó.

D. Người giảm cân sau khi bị ốm. 

Câu 4.  Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?

A. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả. 

B. Sáo học nói tiếng người. 

C. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng. 

D. Khỉ tập đi xe đạp.

 

Trả lời

Câu 1. Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, chậu đựng nước chỉ đục lỗ ở một phía để nước không ngấm ra toàn bộ chậu trồng cây mà chỉ chảy từ từ ở một phía, như vậy mới xác định được sự phát triển của rễ cây hướng đến nguồn nước.

Câu 2. Thân cây phát triển vươn về phía có ánh sáng nên khi ta xoay chậu về phía nào thì cây vẫn vươn về phía có ánh sáng.

Câu 3. D

Câu 4. A

 

VẬN DỤNG

Hoạt động nhóm: Em hãy chế tạo một chiếc bẫy côn trùng đơn giản từ vật liệu tái chế.

Trả lời: Bẫy côn trùng từ vật liệu tái chế (nộp vào tiết sau).

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Hoàn thành phiếu báo cáo thực hành
  • Chế tạo bẫy côn trùng đơn giản từ vật liệu tái chế
  • Đọc trước nội dung chương IX. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 KNTT bài 35: Thực hành - Cảm ứng ở sinh vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Khoa học tự nhiên 7 Kết nối, giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 35: Thực hành - Cảm ứng ở, giáo án trình chiếu Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 35: Thực hành - Cảm ứng ở

 

Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay