Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 KNTT bài 9: Đo tốc độ

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Kết nối tri thức bài 9: Đo tốc độ. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY! Khởi động

Một số dụng cụ có thể được sử dụng để đo độ dài và đo thời gian

HS kể tên thêm 1 số dụng cụ đo độ dài và thời gian khác mà em biết.

BÀI 9: ĐO TỐC ĐỘ

Nội dung bài học

Đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây

Đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện

Tìm hiểu thiết bị “bắn tốc độ” đơn giản

I.ĐO TỐC ĐỘ DÙNG ĐỒNG HỒ BẤM GIÂY

Kể tên các dụng cụ đo dùng trong hoạt đồng 1 và nêu cách sử dụng các dụng cụ đo độ dài và đo thời gian đã học ở lớp 6

Để đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây có 2 cách đo :

 + Cách 1: Chọn quãng đường s trước, đo thời gian t sau

+ Cách 2: Chọn thời gian t trước, đo quãng đường s sau.

  1. Dụng cụ đo
  • Đồng hồ bấm giây: đo thời gian chuyển động t
  • Các loại thước: đo độ dài của quãng đường đi được s
  • Kể tên các dụng cụ đo dùng trong hoạt đồng 1 và nêu cách sử dụng các dụng cụ đo độ dài và đo thời gian đã học ở lớp 6

Dựa vào SGK nêu các bước cần đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thí nghiệm

  1. Cách đo

Để đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thực hành cần thực hiện các bước sau đây:

  • Dùng thước đo độ dài của quãng đường s. Xác định vạch xuất phát và vạch đích.
  • Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát cho đến khi tới vạch đích.
  • Thông thường thực hiện các phép đo 3 lần để lấy giá trị trung bình
  • Lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo, sau đó tính tốc độ.
  • Dùng công thức  tính tốc độ.
  • Nhận xét kết quả đo.
  1. Ví dụ

Đo tốc độ của một ô tô đồ chơi (không động cơ) chạy trên một mặt dốc

- Dụng cụ: SGK - 50

- Tiến hành: SGK – 50

Thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK – tr49: Hãy mô tả cách tiến hành kiểm tra chạy cự li ngắn 60m của các em trong môn Giáo dục thể chất. Cách tiến hành này có gì giống và khác với cách đo tốc độ ở trên?

* Câu hỏi bài tập (SGK – tr49)

Cách tiến hành

  • Bước 1: Lập bảng ghi (quãng đường, thời gian)
  • Bước 2: Đo độ dài của quãng đường để xác định vạch xuất phát và vạch đích (cách nhau 60m)
  • Bước 3: Đo thời gian chạy, ghi kết quả vào bảng

Giống nhau :

  • Thực hiện phép đo độ dài (dùng thước) và thực hiện phép đo thời gian (dùng đồng hồ bấm giây)

Khác nhau :

  • Khi kiểm tra chạy thì người ta chỉ cần đánh giá yếu tố thời gian (thời gian càng ngắn thì người chạy càng nhanh) chứ không tính cụ thể tốc độ chuyển động
  • Không thể thực hiện phép đo nhiều lần vì sau mỗi lần chạy, sức lực của con người sẽ giảm dần làm cho kết quả không ổn định.

Dụng cụ dùng để đo tốc độ của các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy,… gọi là tốc kế

II.Đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện

Bố trí thí nghiệm như hình vẽ 9.3

Hãy dựa vào hình 9.3 để mô tả sơ lược cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số khi viên bi chuyển động từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4)

* Câu hỏi và bài tập

  • Khi xe qua cổng quang điện (3) thì cổng quang này tự động bật đổng hổ hiện số.
  • Khi xe qua cổng quang điện (4) thì cổng quang này tự động tắt đổng hổ hiện số và cho biết thời gian t mà xe chạy từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4) trên màn hiện số.
  • Đo khoảng cách từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4) để biết s. Từ đó tính 
  • Quan sát thí nghiệm biểu diễn trên lớp để kiểm tra mô tả của mình

III.THIẾT BỊ BẮN TỐC ĐỘ

Thiết bị bắn tốc độ đơn giản chỉ có một camera theo dõi ô tô chạy trên đường, ghi và tính thời gian ô tô chạy qua hai vạch mốc trên mặt đường, cách nhau khoảng tù̀ 5 m đến 10 m tuỳ theo cung đường. Cụ thể là:

  • Camera ghi biển số của ô tô và thời gian ô tô chạy qua các vạch mốc 1 và 2.
  • Máy tính nhỏ đặt trong camera tính tốc độ của ô tô khi chạy từ vạch mốc này sang vạch mốc kia, so sánh với tốc độ giới hạn của cung đường để phát hiện ô tô nào vượt quá tốc độ này.

Câu hỏi và bài tập

  • Khi xe qua cổng quang điện (3) thì cổng quang này tự động bật đổng hổ hiện số.
  • Khi xe qua cổng quang điện (4) thì cổng quang này tự động tắt đổng hổ hiện số và cho biết thời gian t mà xe chạy từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4) trên màn hiện số.
  • Đo khoảng cách từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4) để biết s. Từ đó tính 

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 KNTT bài 9: Đo tốc độ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Khoa học tự nhiên 7 Kết nối, giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 9: Đo tốc độ, giáo án trình chiếu Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 9: Đo tốc độ

 

Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay