Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 KNTT bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Kết nối tri thức bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 20. CHẾ TẠO NAM CHÂM ĐIỆN ĐƠN GIẢN

  1. KHỞI ĐỘNG

Nam châm ở cần cẩu có phải là loại nam châm vĩnh cửu mà ta đã học không? Tại sao?

  1. Khoi dong
  2. NỘI DUNG BÀI HỌC
  3. Nam châm điện
  4. Chế tạo nam châm điện đơn giản

 

III. PHẦN TRIỂN KHAI KIẾN THỨC

  1. Nam châm điện

Em hãy quan sát hình 20.1 và giải thích cấu tạo của nam châm điện?

  1. HÌNH 20.1

Trả lời

- A là ống dây dẫn, B là một thỏi sắt non được lồng vào trong lòng ống dây. - Hai đầu cuộn dây được nối với hai cực nguồn điện E thông qua khóa K.

- Cho dòng điện chạy vào ống dây bằng cách đống khóa K, ống dây trở thành một nam châm điện.

Video mô phỏng thí nghiệm: https://bitly.com.vn/ze1ztm

Câu hỏi:

Bằng cách nào biết được dòng điện chạy trong ống dây có sinh ra từ trường?

Trả lời:

Đưa kim nam châm lại gần ống dây có dòng điện chạy qua, nếu kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu à dòng điện chạy trong ống dây có sinh ra từ trường.

Em hãy trả lời Câu hỏi mục I SGK trang 96:

Làm thế nào để nhận biết ống dây đã trở thành nam châm điện?

Trả lời:

Đóng công tắc K để dòng điện chạy qua và thử bằng cách đưa lại gần 1 mẩu sắt nhỏ, nếu bị hút thì ống dây đã trở thành nam châm

  1. Chế tạo nam châm điện đơn giản

Hoạt động nhóm: Tiến hành thí nghiệm Hình 20.2

  1. HÌNH 20.2

Cách làm: Dùng một đoạn dây đồng quấn xung quanh một ống nhựa, luồn vào trong ống một chiếc đinh sắt dài, nối hai đầu dây với nguồn điện (pin) qua một công tắc điện như hình 20.2

Tiến hành thí nghiệm: Lần lượt thực hiện các động tác:

- Đóng công tắc điện; kiểm tra xem xung quanh nam châm điện có từ trường không

- Ngắt công tắc điện; kiểm tra xem xung quanh nam châm còn từ trường không.

- Thay đổi nguồn điện (bằng cách tăng số pin), đóng công tắc điện; dùng các ghim giấy bằng sắt để kiểm tra xem như thế nào (nếu nam châm hút được nhiều ghim giấy bằng sắt hơn thì lực từ mạnh hơn)

- Thay đổi cực của nguồn điện; dùng kim nam châm thử để kiểm tra xem chiều từ trường có thay đổi không.

Kết quả thí nghiệm:

Đóng công tắc điện: Xung quanh nam châm điện có từ trường.

(Kiểm tra: đặt một kim nam châm lại gần nam châm điện. Ta thấy kim nam châm bị lệch đi so với phương ban đầu).

- Ngắt công tắc điện: Xung quanh nam châm điện không còn từ trường.

(Kiểm tra: đặt một kim nam châm lại gần nam châm điện. Ta thấy kim nam châm không bị lệch đi so với phương ban đầu).

- Khi tăng số pin và đóng công tắc điện thì thấy nam châm hút được nhiều ghim giấy bằng sắt hơn à lực từ mạnh hơn.

- Thay đổi cực của nguồn điện thì chiều của từ trường cũng thay đổi.

Em hãy trả lời Câu hỏi mục II SGK trang 97

Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết luận gì về từ trường của nam châm điện?

Kết luận:

- Cũng như các nam châm khác, xung quanh nam châm điện có từ trường.

- Khi không có dòng điện chạy qua cuộn dây, nam châm điện mất từ trường.

- Khi tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây thì từ trường của nam châm điện tăng lên.

- Khi thay đổi cực của nguồn điện thì chiều của từ trường cũng thay đổi.

  1. LUYỆN TẬP

Em hãy hoàn thành các bài tập dưới đây

  1. Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” các câu dưới đây nói về nam châm điện

STT

Nói về nam châm điện

Đánh giá

1

Nam châm điện chỉ gồm một ống dây dẫn

Đúng

Sai

2

Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng

Đúng

Sai

3

Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn

Đúng

Sai

4

Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt trong lòng ống dây

Đúng

Sai

  1. Làm thế nào để thay đổi cực từ của nam châm điện
  2. Xác định cực của nam châm điện khi có dòng điện chạy trong ống dây như hình dưới đây
  3. LT3

Đáp án

  1. Sai
  2. Đúng
  3. Sai
  4. Đúng

Thay đổi chiều dòng điện chạy vào ống dây dẫn

3.

Ta thấy nam châm điện và kim nam châm đang hút nhau nên đầu A là cực Bắc (N); đầu B là cực Nam (S)

  1. DA LT3
  2. VẬN DỤNG.

Em hãy chọn đáp án đúng

Câu 1: Nam châm điện có cấu tạo gồm

  1. một lõi kim loại bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây

dẫn có lớp vỏ cách điện.

  1. một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện.
  2. một lõi vật liệu bất kì bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn Có lớp vỏ cách điện.
  3. một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn không có lớp vỏ cách điện.

Câu 2: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây

  1. Nam châm điện chỉ gồm ống dây dẫn có dòng điện chạy qua
  2. Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn
  3. Lực từ của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây
  4. Chiều từ trường nam châm điện không phụ thuộc chiều dòng điện chạy trong ống dây

Câu 3: Nam châm điện có lợi thế hơn so với nam châm vĩnh cửu do nam châm điện

  1. không phân chia cực Bắc và cực Nam.
  2. mất từ tính khi không còn dòng điện chạy qua.
  3. nóng lên khi có dòng điện chạy qua.
  4. có kích cỡ nhỏ hơn nam châm vĩnh cửu.

Câu 4: Nam châm điện nào dưới đây có lực từ mạnh nhất? (với ampe (A) là đơn vị đo cường độ dòng điện và n là số vòng dây)

Câu 5: Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?

  1. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non.
  2. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.
  3. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện.
  4. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi.

Đáp án

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 KNTT bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Khoa học tự nhiên 7 Kết nối, giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn, giáo án trình chiếu Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn

 

Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay