Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Kết nối tri thức bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động xem video: Xem video và trả lời câu hỏi: Các hiện tượng đó gọi là gì và có vai trò gì đối với sinh vật?
Video hướng mọc của thân cây (0:00 – 0:56)
Hoạt động cặp đôi:
C1. Quan sát Hình 33.1 và hoàn thành theo mẫu Bảng 33.1.
Hình ảnh (1.Hình 33.1)
Hình |
Kích thích |
Phản ứng |
a |
Ánh sáng |
Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng |
b |
? |
? |
c |
? |
? |
d |
? |
? |
e |
? |
? |
C2. Nêu thêm một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật. Chỉ rõ tác nhân kích thích và phản ứng của sinh vật.
Trả lời
C1
Hình |
Kích thích |
Phản ứng |
a |
Ánh sáng |
Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng |
b |
Nước |
Rễ cây hướng về phía nguồn nước |
c |
Nhiệt độ |
- Trời lạnh, lỗ chân lông thu lại → mặc thêm áo ấm. - Trời nóng, nhiều mồ hôi → mặc quần áo mỏng. |
d |
Tiếng kêu gà mẹ |
Gà con sẽ chạy đến chỗ mẹ khi nghe thấy tiếng kêu của gà mẹ. |
e |
Giá thể |
Cây trầu bà bám vào giá thể để vươn lên cao. |
C2. Một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật:
Hoạt động cặp đôi: Thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Nếu các sinh vật không có phản ứng đối với các kích thích đến từ môi trường (ví dụ: cây ở Hình 33.1a không có phản ứng hướng về phía có ánh sáng) thì điều gì sẽ xảy ra.
Trả lời
Nếu không có phản ứng với kích thích thì sinh vật không thể tồn tại được (Hình 33.1a, cây không hướng về ánh sáng → không đủ ánh sáng → dần dần sẽ chết cây).
à Kết luận: Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
Hoạt động cá nhân: Đọc thông tin SGK mục II.1 và nêu khái niệm, phân loại của tập tính.
Trả lời
- Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
- Phân loại:
+ Tập tính bẩm sinh
+ Tập tính học được
Hoạt động cặp đôi: Quan sát hình 33.2 và trả lời câu hỏi:
Hình ảnh (2.Hình 33.2)
C1. Đặt tên tập tính của các động vật thể hiện trong hình 33.2a,b,c,d
C2. Lấy thêm ví dụ về tập tính ở người và động vật
Trả lời
C1.
- Hình 33.2a: Tập tính di cư của chim
- Hình 33.2b: Tập tính sống bầy đàn của trâu rừng
- Hình 33.2c: Tập tính kiếm ăn của mèo
- Hình 33.2d: Tập tính chăm sóc con non của chim
C2. Một số ví dụ về tập tính ở người và động vật:
- Ở người: đi xe bật xi nhan khi rẽ, tập thể dục buổi sáng,...
- Ở động vật: Ve sầu kêu vào mùa hè, chuột bỏ chạy khi nghe tiếng mèo kêu, chó mừng và vẫy đuổi khi nghe tiếng người quen gọi,...
Hoạt động cặp đôi: Thảo luận nhóm đôi, nêu vai trò của các tập tính được nhắc đến trong câu hỏi ở mục II.2: Hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 33.2.
Tập tính ở động vật |
Tác dụng đối với động vật |
Mèo bắt chuột thường rình mồi, vồ mồi, vờn mồi |
? |
Chim công đực thường múa, khoe bộ lông sặc sỡ để quyến rũ con cái vào mùa sinh sản |
? |
Chim én di cư về phương nam vào cuối mùa thu |
? |
Chó sói thường đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu |
? |
Trâu rừng thường sống theo đàn |
? |
Trả lời
Tập tính ở động vật |
Tác dụng đối với động vật |
Mèo bắt chuột thường rình mồi, vồ mồi, vờn mồi |
Giúp mèo bắt được con mồi |
Chim công đực khoe bộ lông để quyến rũ con cái vào mùa sinh sản |
Thu hút con cái để giao phối và sinh sản |
Chin én di cư về phương nam vào cuối thu |
Tránh rét về mùa đông |
Chó sói đánh dấu lãng thổ bằng nước tiểu |
Bảo vệ vùng sinh tồn |
Trâu rừng thường sống theo đàn |
Chống lại kẻ thù, hỗ trợ kiếm ăn |
LUYỆN TẬP
Hoàn thành trắc nghiệm: Đọc câu hỏi và chọn đáp án đúng.
Câu 1: Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích
Câu 2: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?
Câu 3: Lấy ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được ở sinh vật.
Trả lời
Câu 1. A
Câu 2. B
Câu 3.
- Tập tính bẩm sinh: thỏ chạy trốn khi thấy kẻ thù, tập tính di cư của một số loài chim, gấu bắc cực ngủ đông,...
- Tập tính học được: Tập tính ăn uống theo giờ của thú nuôi, nhận biết chủ nhà của chó, người dừng xe khi gặp đèn đỏ, tập thể dục buổi sáng người,...
VẬN DỤNG
Hoạt động cá nhân: Vận dụng kiến thức đã học và thực tế để hoàn thành bảng sau:
Hiện tượng cảm ứng |
Kích thích |
Rễ cây mọc dài về phía có nước |
|
Thân cây mọc cong về phía có ánh sáng |
|
Thân cây trầu không bám vào thân cây cau |
|
Những con vịt bỏ chạy khi bị người xua đuổi |
|
Chó vẫy đuôi khi nghe tiếng chân người quen. |
|
Trả lời
Hiện tượng cảm ứng |
Kích thích |
Rễ cây mọc dài về phía có nước |
Nước |
Thân cây mọc cong về phía có ánh sáng |
Ánh sáng |
Thân cây trầu không bám vào thân cây cau |
Trụ bám |
Những con vịt bỏ chạy khi bị người xua đuổi |
Con người |
Chó vẫy đuôi khi nghe tiếng chân người quen. |
Âm thanh |
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn
Giáo án Powerpoint Khoa học tự nhiên 7 Kết nối, giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và, giáo án trình chiếu Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và