Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 KNTT bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (7 tiết)

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Kết nối tri thức bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (7 tiết). Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

Quan sát ảnh một siêu thị và một hiệu sách dưới đây, em có nhận xét gì về cách sắp xếp các mặt hàng trong siêu thị và các mặt hàng sách trong hiệu sách? Cách sắp xếp đó có ý nghĩa gì? Nếu không sắp xếp, phân loại các mặt hàng đó sẽ gây ra ảnh hưởng gì?

BÀI 4: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (7 tiết)

NỘI DUNG BÀI HỌC

Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn

Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Vị trí các nhóm nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

  1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn

Sắp xếp các nguyên tố hóa học

  • Chuẩn bị: 18 thẻ ghi thông tin của 18 nguyên tố đầu tiên theo mẫu trong Hình 4.1.
  • Bảng mẫu:

Hoạt động nhóm

  • Tiến hành: gắn các thẻ vào bảng mẫu ở trên từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, mỗi thẻ vào 1 ô theo chiều tăng dần số đơn vị điện tích hạt nhân của các nguyên tố.
  • PHIẾU CÂU HỎI:

Câu 1: Sự thay đổi số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố trong một hàng khi đi từ trái sang phải?

Câu 2: Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một cột.

  1. Số electron ở ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần trong 1 hàng khi đi từ trái sang phải.
  2. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng 1 cột bằng nhau.
  • Cơ sở xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (bảng tuần hoàn): điện tích hạt nhân nguyên tử.
  • Bảng tuần hoàn gồm 118 nguyên tố hóa học được xây dựng theo nguyên tắc:
  • Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  • Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.
  • Các nguyên tố trong cùng cột có tính chất gần giống nhau.

KẾT LUẬN

  • Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  • Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.
  • Các nguyên tố trong cùng cột có tính chất gần giống nhau.

1.Dựa vào đặc điểm nào về cấu tạo nguyên tử để sắp xếp các nguyên tố vào hàng, vào cột trong bảng tuần hoàn?

  1. Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết các nguyên tố nào trong số các nguyên tố Li, Na, C, O có cùng số lớp electron trong nguyên tử.

Câu 1. Dựa vào đặc điểm số lớp electron ở vỏ nguyên tử của các nguyên tố bằng nhau được xếp thành 1 hàng. Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron lớp ngoài cùng xếp thành 1 cột.

Câu 2. Các nguyên tố Li, C, O có cùng số electron trong nguyên tử.

  1. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
  2. Ô nguyên tố

Đọc thông tin mục II.1 và quan sát Hình 42. (SGK - tr 26)

Hãy trình bày khái niệm và các yếu tố có trong ô nguyên tố.

  • Ô nguyên tố: Mỗi nguyên tố hóa học được sắp xếp vào một ô của bảng tuần hoàn.
  • Ô nguyên tố cho biết:
  • Kí hiệu hóa học
  • Tên nguyên tố
  • Số hiệu nguyên tử
  • Khối lượng nguyên tử của nguyên tố.

Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron trong nguyên tử.

Thảo luận cặp đôi

1.Quan sát Hình 4.2, cho biết số proton, electron trong nguyên tử oxygen.

  1. Sử dụng bảng tuần hoàn và cho biết kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử của các nguyên tố ở ô số 6, 11.

Câu 1. Từ hình 4.2 cho thấy số proton và electron trong nguyên tử oxygen là 8 và 8.

Câu 2. Kí hiệu, tên, số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử các nguyên tố ở ô số 6 lần lượt là: C, carbon, 6, 12, 6; ở ô số 11 là: Na, Sodium, 11, 23, 11.

2.Chu kì

  • Khái niệm: Là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần khi đi từ trái sang phải.
  • Bảng tuần hoàn gồm: 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7, mỗi chu kì là 1 hàng ngang (riêng chu kì 6 và chu kì 7, mỗi chu kì có thêm 1 hàng xếp tách riêng ở cuối bảng).
  • Chu kì 1, 2, 3 được gọi là các chu kì nhỏ.
  • Chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là các chu kì lớn.

VD: Chu kì 1 gồm 2 nguyên tố H và He, chu kì 2 gồm 8 nguyên tố từ Li đến Ne và chu kì 3 gồm 8 nguyên tố từ Na đến Ar.

 

Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 KNTT bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (7 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Khoa học tự nhiên 7 Kết nối, giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn, giáo án trình chiếu Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn

 

Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay