Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 KNTT bài 27: Thực hành hô hấp ở thực vật
Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Kết nối tri thức bài 27: Thực hành hô hấp ở thực vật. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG CẢ LỚP ĐẾN VỚI BUỔI THỰC HÀNH
Em hãy nhắc lại khái niệm quá trình hô hấp tế bào, những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và các biện pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch.
- Khái niệm: Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ tạo thành nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp là: nước, nồng độ oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ.
- Các biện pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch là: bảo quản khô, bảo quản lạnh, bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao.
BÀI 27: THỰC HÀNH HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
NỘI DUNG BÀI HỌC
Chuẩn bị
Thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt
Báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chuẩn bị
- Thiết vị, dụng cụ
- Tủ ấm
- Đĩa Petri
- Cốc thuỷ tinh
- Nước ấm (khoảng )
- Nhãn dán
- Nhiệt kế
- Bông y tế
- Chuông thuỷ tinh
- Giấy thấm
- Mẫu vật, hoá chất
- Hạt đậu xanh
- Nước vôi trong
- Bảng ghi kết quả thí nghiệm
- Thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt
Bước 1: Chuẩn bị hạt nảy mầm.
- Chọn những hạt chắc, không bị vỡ, không bị mọt
- Ngâm hạt ngập trong cốc nước ấm khoảng 40oC trong 2 giờ
- Chuẩn bị đĩa Petri có lót boomg hoặc giấy thấm đã thấm nước.
- Lấy hạt vừa ngâm rải đều trên lớp giấy thấm hoặc bông, đậy tờ giấy thấm hoặc bông đã thấm nước lên phía trên.
- Để đĩa hạt trong điều kiện nhiệt độ phòng hoặc trong tủ ấm nhiệt độ khoảng 30oC đến 35oC để hạt nảy mầm
- Bước 2. Tiến hành thí nghiệm
- Sử dụng 2 chuông thủy tinh (có dán nhãn chuông A và B).
- Đặt đĩa có hạt nảy mầm cùng cốc nước vôi trong vào trong chuông A (có dán nhãn cốc A). Đặt cốc nước vôi trong (có dán nhãn cốc B vào trong chuông B và để trong điều kiện ánh sáng phòng thí nghiệm.
- Bước 3. Quan sát hiện tượng, kết quả thí nghiệm.
- Sau 1 giờ, mở 2 chuông ra và quan sát hiện tượng trên bề mặt 2 cốc nước vôi trong. Ghi lại kết quả thí nghiệm.
- Báo cáo kết quả thí nghiệm
Giải thích hiện tượng: Trong chuông A có khí CO2 khí này sẽ kết hợp với nước vôi trong tạo thành kết tủa CaCO3 (váng trên bề mặt cốc) còn chuông B không có khí CO2 nên không tạo váng.
→ Kết luận: Khi hạt nảy mầm, quá trình hô hấp của hạt tạo ra khí CO2.
LUYỆN TẬP
Câu 1. Trong các bước chuẩn bị hạt nảy mầm:
- Mục đích của việc ngâm hạt trong nước là gì?
- Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng gì?
- Tại sao sau khi hạt được ngâm nước lại để trong tủ ấm nhiệt độ khoảng từ đến hoặc điều kiện nhiệt độ phòng?
Trả lời
- Mục đích của việc ngâm hạt trong nước ấm (từ 40oC đến 45oC) là để làm nhanh mềm vỏ hạt, hạt hút nước phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt để chuẩn bị cho quá trình hô hấp xảy ra, hạt sẽ nảy mầm.
- Lót bông hoặc giấy đã thấm ẩm rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng cung cấp độ ẩm cho hạt.
- Hạt được ngâm nước để trong tủ ấm ở nhiệt độ 30oC đến 35oC để tạo môi trường có nhiệt độ thích hợp, kích thích hạt nảy mầm.
Câu 2. Tại sao hạt giống để lâu sau khi thu hoạch thì sức nảy mầm giảm?
Trả lời
- Hạt giống để lâu sức nảy mầm giảm vì mặc dù được bảo quản làm hạt giống nhưng hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ.
- Bảo quản trong thời gian dài, chất dự trữ giảm mạnh, giảm hoạt tính của các enzyme hô hấp nên hạt mất sức nảy mầm hay tỉ lệ nảy mầm của hạt giảm.
Câu 3. Vào kì nghỉ hè, Lan thường được mẹ hướng dẫn làm giá đỗ từ hạt đậu xanh để có thêm nguồn rau sạch, các bước Lan được hướng dẫn như sau:
- Bước 1: Lọc bỏ những hạt lép, mọt hoặc bị vỡ
- Bước 2: Để hạt đậu trong rổ (rá) và chà xát
- Bước 3: Ngâm hạt đậu trong nước ấm ( đến ) khoảng 2 đến 3 giờ.
- Bước 4: Cho hạt vào dụng cụ làm giá, để trong chỗ tối và cho hạt đậu "uống nước" mỗi ngày 2 lần
Dựa trên những hiểu biết của mình, em hãy giải thích ý nghĩa của các bước làm trên.
Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 KNTT bài 27: Thực hành hô hấp ở thực vật
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Giáo án tải về là giáo án powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
- Được biên soạn sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
- Giáo án gồm đầy đủ: Lý + Hóa + Sinh
PHÍ GIÁO ÁN:
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn
CÁCH đặt trước:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án
Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Powerpoint Khoa học tự nhiên 7 Kết nối, giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 27: Thực hành hô hấp ở thực, giáo án trình chiếu Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 27: Thực hành hô hấp ở thực