Tải bài giảng điện tử powerpoint Toán 8 kết nối tri thức Bài 16: Đường trung bình của tam giác. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Cho B và C là hai điểm cách nhau bởi một hồ nước như Hình 4.12 với D, E lần lượt là trung điểm của AB và AC. Biết DE = 500 m, liệu không cần đo trực tiếp, ta có thể tính được khoảng cách giữa hai điểm B và C không?
CHƯƠNG IV: ĐỊNH LÍ THALÈS
BÀI 16: ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC
Định nghĩa đường trung bình của tam giác
Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.
CÂU HỎI
Em hãy chỉ ra các đường trung bình của ∆DEF và ∆IHK trong hình.
Trả lời
Xét ∆DEF có
Suy ra MN là đường trung bình của ∆DEF.
Xét ∆IHK có:
Suy ra BC là đường trung bình của ∆IHK.
Suy ra AB là đường trung bình của ∆IHK.
Suy ra AC là đường trung bình của ∆DEF.
Vậy các đường trung bình của ∆IHK là AB, BC, AC.
Tính chất đường trung bình của tam giác
HĐ 1:
Sử dụng định lí Thalès đảo, chứng minh rằng DE // BC.
Giải:
Ta có AD = BD và D AB nên D là trung điểm của AB
AE = EC và E AC nên E là trung điểm của AC.
Xét tam giác ABC có D, E lần lượt là trung điểm của AB và AC.
Theo định lí Thalès đảo, ta suy ra DE // BC (đpcm).
HĐ 2:
Gọi F là trung điểm của BC. Chứng minh tứ giác DEFB là hình bình hành. Từ đó suy ra DE = BC.
Giải:
Vì DE là đường trung bình của tam giác ABC nên D, E lần lượt là trung điểm của AB, AC.
Suy ra AD = AB; AE = AC
Do đó DE // BC (theo định lí Thalès đảo).
Vì E, F lần lượt là trung điểm của AC, BC.
Suy ra EC = AC; CF = BC
Do đó EF // AB (theo định lí Thalès đảo).
Xét tứ giác DEFB có DE // BF (vì DE // BC);
EF // BD (vì EF // AB)
Do đó tứ giác DEFB là hình bình hành.
Suy ra DE = BF mà BF = BC nên DE = BC
ĐỊNH LÍ
Đường trung bình của tam giác song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh đó.
GT |
ABC, AD = DB, AE = EC, D AB, E AC |
KL |
DE // BC; DE = BC |
Chú ý:
Trong một tam giác, nếu một đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh và song song với cạnh thứ hai thì nó đi qua trung điểm của cạnh thứ ba.
Ví dụ:
Cho tam giác ABC với M là trung điểm của AB, N là trung điểm của AC và BC = 10 cm. Tính MN.
Giải
Tam giác ABC có M là trung điểm của AB;
N là trung điểm của AC
Do đó, MN là đường trung bình của ABC
Suy ra MN = BC = .10 = 5 (cm) (tính chất đường trung bình của tam giác)
Vậy MN = 5 cm.
LUYỆN TẬP
Cho tam giác ABC cân tại A, D và E lần lượt là trung điểm của AB, AC. Tứ giác DECB là hình gì? Tại sao?
Giải
Tam giác ABC cân tại A nên
Vì D và E lần lượt là trung điểm của AB, AC nên DE là đường trung bình của tam giác ABC.
là hình thang.
Lại có nên hình thang là hình thang cân.
VẬN DỤNG
Em hãy trả lời câu hỏi trong tình huống mở đầu.
Cho B và C là hai điểm cách nhau bởi một hồ nước như Hình 4.12 với D, E lần lượt là trung điểm của AB và AC. Biết DE = 500 m, liệu không cần đo trực tiếp, ta có thể tính được khoảng cách giữa hai điểm B và C không?
Giải
Trong tam giác ABC có D, E lần lượt là trung điểm của AB và AC nên D ∈ AB; E ∈ AC và AD = BD; AE = EC.
Suy ra DE là đường trung bình của tam giác ABC.
Do đó DE = BC
Suy ra BC = 2DE = 2 . 500 = 1 000 (m)
Vậy khoảng cách giữa hai điểm B và C bằng 1 000 m.
LUYỆN TẬP
TRÒ CHƠI TRẮC NGHIỆM
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Bài giảng điện tử toán 8 KNTT, giáo án điện tử toán 8 kết nối Bài 16: Đường trung bình của tam giác, giáo án powerpoint toán 8 KNTT Bài 16: Đường trung bình của tam giác