Tải giáo án Powerpoint Toán 8 KNTT Bài 20: Phân tích số liệu thống kê dựa vào biểu đồ

Tải bài giảng điện tử powerpoint Toán 8 kết nối tri thức Bài 20: Phân tích số liệu thống kê dựa vào biểu đồ. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

  1. a) Hãy phân tích dữ liệu được biểu diễn trên biểu đồ sau
  2. b) Dựa theo sự phân tích biểu đồ trên, trong buổi liên hoan cuối năm khối lớp 8 nên mua những loại nước uống nào?

CHƯƠNG V: DỮ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ

BÀI 20: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỐNG KÊ DỰA VÀO BIỂU ĐỒ

NỘI DUNG BÀI HỌC

Các lưu ý khi đọc và diễn giải biểu đồ

Đọc và phân tích số liệu từ biểu đồ

01 CÁC LƯU Ý KHI ĐỌC VÀ DIỄN GIẢI BIỂU ĐỒ

Ví dụ 1:

Cho hai biểu đồ sau:

  1. a) Hai biểu đồ trên có biểu diễn cùng một tập dữ liệu không? Lập bảng thống kê cho dữ liệu đó.
  2. b) Trong mỗi biểu đồ, so sánh tỉ lệ chiều cao hai cột và tỉ lệ số liệu mà hai cột này biểu diễn. Giải thích tại sao có sự khác nhau đó.

Giải

  1. a) Hai biểu đồ biểu diễn cùng một dữ liệu. Bảng thống kê cho dữ liệu này là:

Năm học

2019 – 2020

2020 – 2021

Tỉ lệ học sinh khá, giỏi (%)

81

82

  1. b) Trong Biểu đồ b) tỉ lệ chiều cao hai cột xanh và vàng bằng với tỉ lệ số liệu mà chúng biểu diễn (bằng ).

Trong Biểu đồ a) cột màu xanh cao gấp đôi cột màu vàng nhưng số liệu mà nó biểu diễn (82%) không gấp đôi số liệu cột màu vàng biểu diễn (81%).

Có sự khác nhau này trong Biểu đồ a) là do gốc của trục đứng không phải là .

Nhận xét:

Trong biểu đồ cột, khi gốc của trục đứng khác 0 thì tỉ lệ chiều cao của các cột không bằng tỉ lệ số liệu mà chúng biểu diễn.

LUYỆN TẬP 1

Dựa trên dữ liệu khảo sát về món ăn Việt Nam được ưa thích, một công ty du lịch đã vẽ hai biểu đồ sau:

  1. a) Hai biểu đồ này biểu diễn cùng một dữ liệu không? Lập bảng thống kê về dữ liệu đó.
  2. b) Trong Biểu đồ a), tỉ lệ chiều cao giữa cột màu xanh và cột màu vàng có bằng tỉ lệ hai số mà chúng biểu diễn không? Giải thích tại sao.

Giải

  1. a) Hai biểu đồ này biểu diễn cùng một dữ liệu.

Bảng thống kê về dữ liệu món ăn Việt Nam được ưa thích là:

Món ăn

Phở

Nem

Bánh mì

Số lượt bình chọn

972

987

955

  1. b) Trong Biểu đồ a), cột màu xanh chiếm hơn 3,5 ô; cột màu vàng chiếm khoảng 1,5 ô.

Khi đó, tỉ lệ chiều cao giữa cột màu xanh và cột màu vàng trong Biểu đồ a) khoảng: 

Tỉ lệ số lượt bình chọn nem và bánh mì là: 

Do đó, tỉ lệ chiều cao giữa cột màu xanh và cột màu vàng không bằng tỉ lệ hai số mà chúng biểu diễn vì trong Biểu đồ a) người ta chia các giá trị từ 950 đến 990 (còn phần giá trị từ 0 đến 950 đã bị rút ngắn).

Ví dụ 2:

Cho hai biểu đồ sau:

So sánh độ dốc của đoạn thẳng cuối cùng trong hai biểu đồ này. Giải thích tại sao Biểu đồ a) dễ làm cho ta hiểu lầm rằng GDP của Việt Nam năm 2020 tang đột biến so với trước đó.

Giải

Đoạn cuối cùng trong Biểu đồ a) có độ dốc lớn hơn độ dốc của đoạn cuối cùng trong Biểu đồ b).

Nhìn vào Biểu đồ a), ta có thể cho là GDP Việt Nam trong năm 2020 tăng rất mạnh so với trước đó, nguyên nhân là do trong biểu đồ này trục ngang được chia tỉ lệ không đều nhau giữa các đoạn (trước năm 2020 là năm 2016).

Nhận xét:

Trong biểu đồ đoạn thẳng, khi các điểm quan sát trên trục ngang không đều nhau, ta không thể dựa vào độ dốc để kết luận về tốc độ tăng, giảm của đại lượng được biểu diễn.

LUYỆN TẬP 2

Cho hai biểu đồ sau biểu diễn số lượng người thất nghiệp tại một thành phố trong giai đoạn từ 12/2007 đến 6/2010.

Hãy giải thích tại sao xu thế của hai biểu đồ lại khác nhau. Để thấy được xu thế của số lượng người thất nghiệp, ta nên dùng biểu đồ nào?

Giải

Xu thế của hai biểu đồ lại khác nhau vì:

- Biểu đồ a): chia theo khoảng thời gian dài/ngắn tương ứng với đoạn dài/ngắn trên biểu đồ.

- Biểu đồ b): các khoảng thời gian dài/ngắn khác nhau được chia đều theo từng đoạn trên biểu đồ.

Để thấy được xu thế của số lượng người thất nghiệp, ta nên dùng Biểu đồ a).

02 ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU TỪ BIỂU ĐỒ

Ví dụ 3:

Các biểu đồ sau cho biết cấu trúc dân số của Việt Nam các năm 2010 và 2020

  1. a) Nhận xét về sự thay đổi tỉ lệ người thuộc nhóm tuổi lao động chính (15 – 64 tuổi) sau 10 năm.
  2. b) Năm 2020 dân số Việt Nam là 97,41 triệu người (theo statista.com). Tính số lượng người thuộc mỗi nhóm tuổi trên.

Giải

  1. a) Sau 10 năm, tỉ lệ người thuộc nhóm tuổi lao động chính (15 – 64 tuổi) giảm từ 69,88% năm 2010 xuống còn 68,94% năm 2020.
  2. b) Năm 2020, tỉ lệ người thuộc nhóm tuổi 0 – 14 tuổi là 23,19%, do đó số người thuộc nhóm tuổi này là 97 410 000 23,19% = 22 589 379 (người).

Tỉ lệ người thuộc nhóm tuổi 15 – 64 là 68,94%, do đó số người thuộc nhóm tuổi này là 97 410 000  68,94% = 67 154 454 (người).

Tỉ lệ người thuộc nhóm trên 64 tuổi là 7,87%, do đó số người thuộc nhóm tuổi này là 97 410 000  7,87% = 7 666 167 (người).

Nhận xét:

Khi phân tích số liệu, ta có thể kết hợp thông tin từ hai hay nhiều biểu đồ.

LUYỆN TẬP 3

 

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Toán 8 KNTT Bài 20: Phân tích số liệu thống kê dựa vào biểu đồ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử toán 8 KNTT, giáo án điện tử toán 8 kết nối Bài 20: Phân tích số liệu thống kê, giáo án powerpoint toán 8 KNTT Bài 20: Phân tích số liệu thống kê

Bài giảng điện tử Toán 8 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay