[toc:ul]
- Nguy cơ phát sinh bệnh cũng như hiệu quả trong kiểm soát bệnh nói chung đều có liên quan đến các yếu tố như con giống, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và yếu tố môi trường.
- Bên cạnh việc ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con vật và năng suất chăn nuôi, một số bệnh ở vật nuôi có thể lây sang người,... - Do đó, làm tốt công tác phòng và trị bệnh cho vật nuôi có vai trò vô cùng quan trọng.
2.1. Vai trò về kinh tế
- Phòng, trị bệnh hiệu quả cho vật nuôi sẽ đem lại lợi ích kinh tế, bởi vì:
+ Phòng bệnh tốt giúp tăng sức đề kháng, giảm tỉ lệ mắc bệnh, giảm chi phí điều trị bệnh và các tổn hại khác do bệnh gây nên, từ đó giúp tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi.
+ Trị bệnh hiệu quả sẽ giúp con vật nhanh chóng phục hồi, giảm tỉ lệ chết và loại thải vật nuôi, giảm nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh, giảm thiệt hại trong chăn nuôi
2.2. Vai trò đối với sức khỏe cộng đồng
- Phòng, trị bệnh hiệu quả cho vật nuôi đem lại lợi ích lớn đối với sức khỏe cộng đồng, bởi vì:
+ Phòng, trị bệnh tốt sẽ giúp cung cấp nguồn thực phẩm an toàn và bổ dưỡng, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
+ Ngăn chặn và kiểm soát tốt một số bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người sẽ giúp bảo vệ cho người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cũng như người tiêu dùng và cộng đồng nói chung.
2.3. Vai trò về bảo vệ môi trường
- Phòng, trị bệnh hiệu quả cho vật nuôi có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường, bởi vì:
+ Phòng, trị bệnh hiệu quả cho vật nuôi sẽ giúp giảm nguy cơ tồn tại, lây lan và phát tán mầm bệnh.
+ Phòng, trị bệnh hiệu quả cho vật nuôi giúp giảm sử dụng các biện pháp chống dịch tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
+ Khi được phòng, trị bệnh hiệu quả, vật nuôi sẽ sinh trưởng tốt, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi cũng góp phần bảo vệ môi trường.