Ôn tập kiến thức Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 18: Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi

Ôn tập kiến thức Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 18: Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC LỢN THỊT VÀ LỢN NÁI 

1.1. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt

- Dựa vào đặc điểm sinh lí, quy luật sinh trưởng của lợn, quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn sau cai sữa, giai đoạn lợn choai và giai đoạn vỗ béo đến xuất chuồng.

(1) Kĩ thuật nuôi dưỡng:

- Chế độ dinh dưỡng được cung cấp phù hợp theo từng giai đoạn của lợn (Hình 18,1) (Đính kèm dưới hoạt động 1).

(2) Kĩ thuật chăm sóc:

- Phân lô, phân đàn: Lợn con sau khi cai sữa sẽ được phân lô, phân đàn để tiện nuôi dưỡng, chăm sóc. Khi ghép đàn cần chú ý tránh để lợn phân biệt đàn và cắn nhau. Khi phân đàn, cần đảm bảo khối lượng lợn trong cùng một lô.

- Mật độ nuôi: 0,4 – 0,5 m2/con đối với lợn có khối lượng 10–35 kg: 0,7 – 0,8 m2/con đối với lợn có khối lượng 35 – 100 kg.

- Vệ sinh và khử trùng chuồng trại cần thực hiện trong suốt quá trình nuôi. Tiêm vaccine phòng bệnh.

1.2. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái

(1) Kĩ thuật nuôi dưỡng:

- Lợn nái mang thai trung bình 114 ngày.

- Khẩu phần ăn tăng dần từ giai đoạn đầu thai kì đến 107 ngày ( 1,8 → 3 kg/con/ngày) và giảm dần giai đoạn cuối từ 108 ngày đến lúc đẻ (3 → 0,5 kg/con/ngày)

- Trong thời gian chứa nên cho nái ăn thêm cỏ, rau xanh để chống táo bón.

- Khi lợn nái đẻ có thể không cho ăn để tránh sốt sữa.

- Nái đẻ xong nên tăng dần lượng thức ăn đến ngày thứ 7. Từ ngày thứ 8 trở đi cho ăn theo nhu cầu. Thời kì lợn nái nuôi con, thức ăn phải có chất lượng tốt, không mốc hỏng. Máng ăn, máng uống phải được vệ sinh sạch sẽ và cung cấp nhiều nước.

(2) Kĩ thuật chăm sóc

- Trong 2 tháng đầu mang thai, không nên di chuyển lợn nái nhiều để tránh gây stress, dễ bị sẩy thai. 

- Khi lợn nái chuẩn bị đẻ, chuyển lợn nái từ chuồng bầu lên chuồng đẻ. 

- Thời điểm cai sữa cho lợn con nên cho lợn nái nhịn ăn, sau đó cho ăn tăng lên để lợn nái sớm động dục lại.

* Tính diện tích chuồng nuôi lợn

Diện tích chuồng nuôi (DTCN) được tính toán dựa vào tổng số con trong đàn và mật độ nuôi theo từng giai đoạn.

DTCN (m2) = Mật độ nuôi (m2/con) x Số con dự định nuôi 

DTCN cho tổng đàn = Tổng diện tích chuồng nuôi cho từng nhóm lợn

2. QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC GÀ THỊT

2.1. Quy trình nuôi gà thịt công nghiệp

- Bước 1. Chuẩn bị

+ Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống.

+ Quây úm có đường kính 2 m cho 500 gà con; 1 máng ăn khay tròn và 1 bình uống 4 l cho 80 - 100 gà; 1 bóng đèn 75 W trong quây cho 100 - 110 gà con.

+ Đối với gà lớn, sử dụng máng treo 40 con/mảng; máng uống hình chuông 100 - 120 con/máng.

+ Nền chuồng trải trấu khô, sạch, dày khoảng 5 - 10 cm.

- Bước 2. Úm gà con

+ Gà con 1 ngày tuổi sẽ được úm trong quây. Thời gian úm dao động 14 - 28 ngày.

+ Nhiệt độ quây úm cho gà 1 - 7 ngày tuổi là 32 - 34 oC, sau đó giảm xuống 31 - 32 oC ở tuần 2, 30 - 31 oC ở tuần 3, 28 - 30 °C ở tuần 4.

+ Thức ăn cho gà úm: hàm lượng protein 21% cho gà 1 – 14 ngày tuổi, 19% cho gà 15 – 28 ngày tuổi.

+ Cho gà ăn 4 – 6 lần/ngày đêm. 

+ Nước cho uống tự do.

+ Tiêm vaccine phòng các bệnh: Marek, Newcastle (ND), viêm phế quản truyền nhiễm (IB), Gumboro.

- Bước 3. Nuôi thịt

+ Thời gian nuôi từ ngày bỏ quây úm đến xuất bản.

+ Mật độ nuôi: 8 – 10 con/mẻ. 

+ Nhiệt độ chuồng nuôi: 20 – 22 °C, độ ẩm <75%.

+ Thức ăn có hàm lượng protein 17%. Cho gà ăn 4 lần/ngày đêm. 

+ Nước cho uống tự do.

+ Thức ăn, nước uống phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh.

+ Tiêm vaccine phòng các bệnh: ND, IB, Gumboro,...

2.2. Quy trình nuôi gà thịt lông màu bán chăn thả

- Bước 1. Chuẩn bị chuồng trại, bãi thả

+ Chuồng hở, có tường rào, rèm, bạt che mưa, nắng. 

+ Trong chuồng bố trí giàn đậu bằng tre hoặc gỗ cách nền 0,5 m. 

+ Bãi thả đủ rộng, có bóng râm, có lưới hoặc hàng rào bao quanh. 

+ Đặt máng cát, sỏi xung quanh bãi thả để giúp gà tiêu hoá thức ăn tốt hơn. 

+ Chuồng trại, bãi thả phải được định kì khử trùng.

- Bước 2. Úm gà con

+ Gà con mới nở được nuôi úm đến 5 tuần tuổi và được chăm sóc như gà thịt nuôi công nghiệp.

- Bước 3. Nuôi thịt (nuôi bán chăn thả)

+ Gà được chăn thả tự do khi thời tiết thuận lợi, có nắng ấm, bãi thả khô ráo để gà vận động, tìm thức ăn.

+ Thức ăn: từ tuần tuổi thứ 5 có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc thức ăn tự phối trộn gồm rau xanh, các loại phụ phẩm nông nghiệp, giun quế,... Hàm lượng protein 16 – 18%, năng lượng tối thiểu 2 900 Kcal/kg. Cho gà ăn 2 lần/ngày (sáng và chiều mát). Cho gà uống nước tự do. Thức ăn, nước uống phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh.

+ Tiêm vaccine phòng các bệnh: ND, Gumboro, đậu gà, tụ huyết trùng,...

3. QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC BÒ THỊT

Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc bò thịt được thực hiện theo 3 giai đoạn:

3.1. Nuôi dưỡng, chăm sóc bê theo mẹ

- Giai đoạn bê theo mẹ kéo dài từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi.

- Giai đoạn này bê bú sữa mẹ, cần phải giữ ấm, tránh gió lùa. Từ tháng thứ 2 có thể tập ăn cho bé với thức ăn tập ăn và cỏ xanh. Cai sữa cho bê khi bê có thể thu nhận 2 kg thức ăn tinh tính theo vật chất khô/ngày, thường vào lúc bê 6 tháng tuổi.

- Cho bê vận động tự do dưới ánh nắng trong thời tiết nắng ấm để có đủ vitamin D giúp chắc xương. Cai sữa ở 6 tháng tuổi. Nhu cầu protein trong khẩu phần ở giai đoạn này cao, trung bình 14%.

3.2. Nuôi dưỡng, chăm sóc bò giai đoạn sinh trưởng

- Thời gian nuôi dưỡng tính từ sau cai sữa đến một năm tuổi.

- Giai đoạn này bò tập trung phát triển khung xương và đạt khối lượng, kích thước của bò trưởng thành. Khẩu phần ăn chủ yếu là thức ăn thô, xanh có bổ sung thức ăn tinh và khoáng. Hàm lượng Ca và P trong khẩu phần ăn lần lượt là 0,3 – 0,6% và 0,2 – 0,4%.

3.3. Nuôi dưỡng, chăm sóc bò giai đoạn vỗ béo 

- Thời gian vỗ béo bò kéo dài từ 1 năm tuổi đến khi xuất chuồng.

- Sử dụng khẩu phần ăn 60 – 70% thức ăn tinh và 30 – 40% thức ăn thô, xanh vì giai đoạn này bò tăng trưởng nhanh. Khối lượng cơ thể bò có thể tăng từ 1,3 đến 1,6 kg/con/ngày với các giống bò năng suất cao. Cuối giai đoạn này bò bắt đầu tích lũy mỡ, vì vậy không nên kéo dài thời gian nuôi.

- Giai đoạn vỗ béo, protein khẩu phần giảm xuống trung bình 9%.

- Chuồng trại, máng ăn, máng uống cần được vệ sinh định kì. Tẩy giun, sán cho bò trước khi vỗ béo.

- Tiêm vaccine phòng các bệnh: lở mồm long móng, tụ huyết trùng, bại liệt, 2 lần/năm.

* Công thức tính lượng thức ăn dự trữ

Lượng thức ăn dự trữ = Lượng TATN (theo dạng tươi)/bò/ngày x số lượng bò x số ngày cho ăn 

- Trong đó: TATN là lượng thức ăn thu nhận (ăn vào).

Tổng lượng thức ăn dự trữ cho cả trại = Tổng lượng thức ăn cần dự trữ cho từng nhóm bò

4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỆ SINH CHUỒNG NUÔI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

4.1. Vệ sinh chuồng nuôi

(1) Biện pháp cơ giới

- Sử dụng các dụng cụ như chối, xẻng, vòi xịt nước,... để loại bỏ chất thải, độn chuồng, bụi bẩn,... ra khỏi nền, sàn, tường, trần của chuồng nuôi sau đó rửa sạch. 

- Đối với dụng cụ chăn nuôi, sản, vách ngăn,... bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1 – 3 ngày trước khi rửa.

- Phương pháp này nên được kết hợp với các phương pháp khử trùng vật lí, hoá học để tăng hiệu quả khử trùng.

(2) Phương pháp vật lí

- Khử trùng, tiêu độc bằng nhiệt độ

Khử trùng nhiệt khô bằng phương pháp đốt hoặc sấy khô:

+ Khử trùng nhiệt ướt bằng phương pháp đun sôi, hấp hoặc sử dụng vòi xịt nước nóng cao áp trong các trại chăn nuôi bò sữa để cọ rửa dụng cụ, thiết bị, nơi vắt sữa.

- Khử trùng bằng tia cực tím (tia UV): 

+ Sử dụng tia cực tím có bước sóng ngắn 100 – 280 nm để khử trùng không khí khu vực làm việc, kho bảo quản và khử trùng nước uống.

(3) Phương pháp hoá học

- Một số chất sát trùng chuồng trại phổ biến: dung dịch NaOH 3 - 5%, nước javel, phenol, formaldehyde, các muối ammonium bậc 4,...

- Trước khi sử dụng các biện pháp khử trùng hoá học, chuồng trại dụng cụ chăn nuôi, kho bãi, phương tiện vận chuyển,... cần phải được làm sạch cơ giới.

- Khử trùng chuồng trại trong các trường hợp sau: 

(i) Khi kết thúc một đợt nuôi hoặc có vật nuôi mới nhập đàn; 

(ii) Xung quanh có dịch bệnh; 

(ii) Trang trại có vật nuôi bị bệnh; 

(iv) Khử trùng định kì theo quy trình chăn nuôi.

- Khi phun thuốc sát trùng, người lao động phải có trang thiết bị bảo hộ phù hợp.

4.2. Một số biện pháp bảo vệ môi trường chăn nuôi

(1) Kiểm soát bên trong và bên ngoài trang trại

- Xung quanh trại cần có hệ thống hàng rào để ngăn động vật hoang dã, người không có phận sự vào trang trại (Hình 18.11).

4.2. Một số biện pháp bảo vệ môi trường chăn nuôi  (1) Kiểm soát bên trong và bên ngoài trang trại  - Xung quanh trại cần có hệ thống hàng rào để ngăn động vật ho

- Chuồng nuôi có hệ thống lấy khí sạch, xử lí nhiệt độ, ẩm độ trước khi đưa vào chuồng. Có thể lọc và xử lí không khí qua phòng tia cực tím.

- Phân khu theo đối tượng và theo từng giai đoạn nuôi: khu lợn nái, khu lợn thịt, khu lợn con,... Vật nuôi được nuôi theo phương thức “cùng vào - cùng ra”.

(2) Quản lí nước thải

- Trại phải có hệ thống cống ngầm dẫn phân và nước thải ra khu thu gom và xử lí. 

(3) Quản lí phân, chất thải rắn

- Chất thải phải được thu gom hằng ngày, chuyển đến nơi tập trung và được xử lí bằng các phương pháp hoá, lí hoặc sinh học phù hợp với đối tượng vật nuôi, quy mô chăn nuôi và điều kiện của trang trại.

- Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải được xử lí đảm bảo vệ sinh theo quy định hiện hành. 

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 18: Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi, Kiến thức trọng tâm Công nghệ chăn nuôi 11 CD bài 18: Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net