[toc:ul]
1.1. Lựa chọn địa điểm
Đảm bảo các tiêu chí:
- Yên tĩnh, xa khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi tụ tập đông người,... Và không gây ô nhiễm khu dân cư
- Giao thông thuận tiện
- Vị trí cao ráo, thoát nước tốt và có đủ nguồn nước sạch cho vật nuôi
1.2. Chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Chuồng trại phải được thiết kế phù hợp với từng lứa tuổi, đối tượng vật nuôi và mục đích sử dụng.
2.1. Lựa chọn và quản lí giống vật nuôi:
- Con giống phù hợp với mục đích chăn nuôi, có nguồn gốc rõ ràng, có các đặc tính di truyền tốt và khỏe mạnh.
- Nhập con giống cần tuân thủ quy định: giấy kiểm định, có công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo, có quy trình chăn nuôi cho từng giống.
- Giống mới cần nuôi cách li theo quy định thú y.
- Giống vật nuôi được đánh dấu để quản lí.
- Áp dụng phương thức quản lí “cùng vào – cùng ra”.
2.2. Cách li vật nuôi
- Vật nuôi mới mua về cần nuôi cách li tối thiểu 21 ngày tại khu riêng biệt để có đủ thời gian theo dõi, phát hiện con giống ốm, mắc bệnh từ đó kiểm soát lây lan dịch bệnh từ vật nuôi mới mua sang đàn cũ.
- Trong thời gian nuôi cách li, giống vật nuôi được lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra dịch bệnh trước khi thả vào chuồng nuôi chung.
3.1. Nuôi dưỡng
- Cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn
- Đáp ứng nhu cầu của từng loại vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng
- Thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, sạch., an toàn, không chứa độc tố nấm mốc, vi sinh vật có hại, kháng sinh, chất cấm,...
- Nước uống được cung cấp đầy đủ, đạt tiêu chuẩn vệ sinh
3.2. Chăm sóc
+ Chăm sóc theo quy định.
+ Vệ sinh chuồng trại, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi và phương tiện vận chuyển.
+ Định kì phun thuốc khử trùng, phát quang bụi rậm.
- Trang trại phải có quy trình phòng bệnh phù hợp với từng đối tượng nuôi, có đầy đủ trang thiết bị và quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và có bác sĩ thú y theo dõi sức khoẻ vật nuôi.
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát loài gặm nhấm và côn trùng gây hại gồm côn trùng, chuột, động vật hoang và các vật nuôi khác như chó, mèo để tránh lây nhiễm dịch bệnh cho vật nuôi.
- Vận chuyển vật nuôi bằng các phương tiện phù hợp, an toàn, đúng cách nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
- Xây dựng quy trình quán lí chất thải hợp lí, phù hợp với đối tượng vật nuôi, quy mô chăn nuôi và điều kiện của trang trại.
- Chất thải rắn được thu gom hằng ngày và xử lí triệt để trước khi đưa ra ngoài để đảm bảo an toàn vệ sinh
dịch tế.
- Chất thải lòng được thu gom bằng đường riêng đến khu xử lí. Nước thái sau khi được xử li phải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
- Khu vực tập trung chất thải để xử lí phải đặt ở cuối trại, xa khu chuồng nuôi. xa nơi cấp nước và được xử lí theo quy trình phù hợp.
6.1. Hồ sơ lưu trữ
Mục đích: phục vụ cho hoạt động kiểm tra nội bộ, đánh giá ngoài, truy xuất nguồn gốc và xử lý khiếu nại.
6.2. Kiểm tra nội bộ
- Nội dung các công việc cần kiểm tra nội bộ của trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:
+ Đánh giá hồ sơ lưu trữ.
+ Đánh giá hoạt động thực tế của trang trại.
- Mục đích của việc kiểm tra nội bộ là phát hiện những vấn đề tồn tại để cải tiến và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.