[toc:ul]
- Khái niệm: Vật nuôi là bao gồm các loại gia súc, gia cầm và động vật khác.
- Điều kiện động vật được gọi là vật nuôi:
+ Có giá trị kinh tế nhất định, được con người nuôi dưỡng và có mục đích rõ ràng.
+ Trong phạm vi kiểm soát của con người.
+ Tập tính và hình thái có sự thay đổi so với khi còn là con vật hoang dã
*Ví dụ: Chó nuôi phân biệt được chủ và người lạ còn chó sói thì không.
Vật nuôi được phân loại căn cứ vào:
Nguồn gốc
Đặc tính sinh vật học
Mục đích sử dụng
2.1. Căn cứ vào nguồn gốc
2.1.1. Vật nuôi địa phương
- Vật nuôi địa phương là vật nuôi có nguồn gốc địa phương, được hình thành và phát triển trong điều kiện KT-XH, tự nhiên của địa phương.
- Đặc điểm:
+ Thích ứng cao với điều kiện sinh thái và tập quán chăn nuôi địa phương.
+ Khả năng đề kháng cao.
+ Tận dụng tốt nguồn thức ăn địa phương.
+ Chất lượng sản phẩm nuôi tốt nhưng năng suất thường thấp.
- Một số vật nuôi địa phương: Lợn Ỉ, gà Đông Tảo, vịt Bầu, gà H’Mông, lợn Mán…
2.1.2. Vật nuôi ngoại nhập
- Vật nuôi ngoại nhập là vật nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được du nhập vào Việt Nam.
- Đặc điểm:
+ Năng suất cao
+ Khả năng thích nghi với điều kiện địa phương kém.
- Một số vật nuôi ngoại nhập: Bò BBB, lợn Yorkshire, gà ISA Brown, dê Boer, gà Polymouth…
2.2. Căn cứ vào đặc tính sinh vật học
2.2.1. Dựa vào hình thái, ngoại hình:
+ Động vật bốn chân, có lông mao (gia súc)
+ Động vật hai chân, có lông vũ (gia cầm)
+ Màu sắc của lông, màu sắc da, ngoại hình có u hay không có u, chân nhiều ngón...
2.2.2. Dựa vào đặc điểm sinh sản
+ Vật nuôi đẻ con
+ Vật nuôi đẻ trứng.
2.2.3. Dựa vào đặc điểm cấu tạo của dạ dày:
+ Vật nuôi dạ dày đơn
+ Vật nuôi dạ dày kép.
2.3. Căn cứ mục đích sử dụng
2.3.1. Vật nuôi chuyên dụng
- Những vật nuôi có năng suất cao về một loại sản phẩm nhất định.
- Ví dụ: gà ISA chuyên cho trứng, bò Holstein Friesian chuyên cho sữa, bò BBB chuyên cho thịt...
2.3.2. Vật nuôi kiêm dụng
- Những vật nuôi có thể sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm.
- Ví dụ: Vịt kiêm trứng thịt như vịt Bầu; gà kiêm trứng thịt như gà Lương Phượng...