Ôn tập kiến thức Địa lí 11 Cánh diều bài 26: Kinh tế Trung Quốc

Ôn tập kiến thức toán 11 Chân trời sáng tạo bài 26: Kinh tế Trung Quốc. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

 

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC

- Đặc điểm chung phát triển kinh tế của Trung Quốc:

+ Tốc độ phát triển: Từ sau năm 1978 công cuộc hiện đại hóa đất nước được thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Năm 2020, GDP của Trung Quốc chiếm 17,4% GDP toàn thế giới và đứng sau Hoa Kỳ.

+ Cơ cấu kinh tế: có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ.

+ Hoạt động thương mại: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Trung Quốc đứng đầu thế giới. Trung Quốc là mắt xích quan trọng một số chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu nên ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

- Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Trung Quốc:

+ Tiến hành cuộc cải cách trong nông nghiệp, nông thôn với những chính sách nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, đa dạng các loại hình sản xuất ở nông thôn.

+ Trong công nghiệp, tăng cường hiện đại hóa trang thiết bị, khuyến khích các xí nghiệp vừa và nhỏ.

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng cảng biển, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do.

+ Phát triển khoa học – công nghệ, chú ý thị hiếu tiêu dùng tư nhân, dịch vụ và đổi mới công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

+ Mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, thực hiện chính sách mở. 

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ

1. Công nghiệp

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:…

Dựa vào Bảng 26.3, Hình 26.1, thông tin mục II.1 SGK tr.126 – 127, hãy hoàn thành thông tin về ngành công nghiệp của Trung Quốc:

NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC

Các ngành công nghiệp

Sự phát triển

Phân bố

Khai thác than đá

- Đứng đầu thế giới về khai thác than chiếm 50% sản lượng than thế giới.

- Trung bình mỗi năm khai thác khoảng trên 1 tỉ tấn than.

Than được khai thác nhiều ở phía đông bắc (tỉnh Sơn Tây, tỉnh Thiên Tây) và phía tây nam (tỉnh Tứ Xuyên).

Sản xuất điện

- Sản lượng điện của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới.

- Phát triển mạnh thủy điện, có 11 nhà máy trong số 25 máy thủy điện lớn nhất thế giới (năm 2020).

- Năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển, dẫn đầu trong sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời (năm 2020)

 

Luyện kim

- Ngành phát triển sớm và được chú trọng đầu tư.

- Hiện nay, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về luyện thép, luyện nhôm.

- Sản lượng thép chiếm 56% sản lượng thế giới (năm 2020).

Các trung tâm công nghiệp luyện kim lớn là: Thiên Tân, Trùng Khánh, Thẩm Dương…

Dệt - may

- Phát triển sớm để đáp ứng nhu cầu trong nước và tận dụng nguồn lao động.

- Trung Quốc tăng cường đổi mới công nghệ, đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng lượng mẫu mã sản phẩm.

Ngành này tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp vùng duyên hải.

Cơ khí

- Phát triển nhanh và ngày càng hiện đại.

- Trung Quốc là nước sản xuất xe ô tô đứng thứ ba trên thế giới, đứng hàng đầu thế giới về sản xuất thiết bị không người lái, thiết bị viễn thông.

Các trung tâm lớn là: Thiên Tân, Bắc Kinh, Trùng Khánh…

2. Nông nghiệp

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:….

Dựa vào Dựa vào Hình 26.2, Bảng 26.4 – 26.5, thông tin mục II.2 SGK tr.128 - 129, hãy hoàn thành tin về ngành nông nghiệp Trung Quốc:

NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC

- Vai trò ngành nông nghiệp:

+ Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc.

+ Dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi và các chính sách nông nghiệp nên ngành này phát triển nhanh và có cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.

+ Trung Quốc là một trong những nước chú trọng phát triển nông nghiệp kĩ thuật số và nông nghiệp thông minh.

- Sự phát triển và phân bố:

 

Tình hình phát triển

Phân bố

Trồng trọt

- Ngành chủ yếu trong nông nghiệp, các cây trồng chủ yếu là lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, mía…

- Ngành này đóng góp khoảng 60% giá trị sản xuất nông nghiệp.

- Đứng đầu thế giới về sản lượng lương thực, khoảng 1/5 sản lượng ngô trên toàn thế giới (năm 2020).

Ngành trồng trọt phát triển mạnh ở các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam…

Chăn nuôi

- Được hiện đại hóa và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế để đảm bảo nguồn cung thịt, sữa…

- Các vật nuôi chủ yếu là lợn, bò, gà…

Chăn nuôi phân bố tập trung ở các đồng bằng phía đông và vùng Đông Bắc, Hoa Bắc, ngoài ra còn có trên các cao nguyên và bồn địa ở phía tây.

Lâm nghiệp

- Được chú trọng phát triển do có nhiều tiềm năng.

- Sản lượng gỗ tròn khai thác hằng năm đứng thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Ấn Độ.

- Xuất khẩu gỗ tròn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc.

 

Thủy sản

- Trung Quốc là  sản xuất thủy sản lớn với tổng sản lượng thủy sản đứng hàng đầu thế giới.

- Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn và khai thác hải sản được chú trọng phát triển.

 

3. Dịch vụ

- Vai trò của ngành dịch vụ:

+ Ngành dịch vụ Trung Quốc phát triển nhanh và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

+ Tỉ trọng đóng góp ngành này cao nhất trong GDP.

+ Cơ cấu ngành đa dạng.

- Sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ:

+ Giao thông vận tải: mở rộng và hiện đại hóa.

Mạng lưới đường sắt dài hơn 130 nghìn km trong đó có 35 nghìn km đường sắt cao tộc, 5km đường ô tô, 160 nghìn km đường cao tốc.

Trung Quốc có 238 sân bay lớn như: Bắc Kinh, Bạch Vân…

Đội tàu vận tải thương mại lớn thứ hai thế giới, các cảng biển lớn như: Thượng Hải, Ninh Ba…

+ Bưu chính viễn thông: phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới phủ kín đất nước. Trung tâm bưu chính lớn nhất là Bắc Kinh.

+ Du lịch: phát triển nhanh và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Du lịch góp phần làm tăng trưởng kinh tế đồng thời tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

+ Thương mại:

Ngoại thương: phát triển mạnh với các mặt hàng xuất khẩu như thiết bị truyền dẫn điện thoại vô tuyến, máy và thiết bị xử lí dữ liệu tự động…

Hàng nhập khẩu chủ yếu là vi mạch tích hợp điện tử, dầu mỏ, quặng sắt…

Có quan hệ buôn bán với hơn 200 nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN…

+ Tài chính ngân hàng: phát triển nhanh và có quy mô lớn. Các trung tâm tài chính như Bắc kinh, Thượng Hải, Hồng Công…

 

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Địa lí 11 Cánh diều bài 26 Kinh tế Trung Quốc, Kiến thức trọng tâm địa lí 11 CD bài 26 Kinh tế Trung Quốc

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 11 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net