Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 16: Hydrocarbon không no

Ôn tập kiến thức hóa học 11 kết nối tri thức bài 16: Hydrocarbon không no. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

I. KHÁI NIỆM, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP

1. Khái niệm và công thức chung của alkene, alkyne

 

CT chung

Các loại liên kết

Alkene

C$_{n}$H$_{2n}$

(n ≥2 )

LK đơn và 

1 LK đôi C=C

Alkyne

C$_{n}$H$_{2n-2}$

(n ≥ 2)

LK đơn và 

1 LK ba C≡C

2. Đồng phân

a) Đồng phân cấu tạo

  • Đồng phân vị trí liên kết đôi, liên kết ba
  • Đồng phân mạch carbon 

b) Đồng phân hình học 

HĐ1. Điều kiện để có đồng phân hình học của alkene là a ≠ b và c ≠ d

(Trong phân tử alkene mỗi nguyên tử Carbon của liên kết đôi nối với hai nguyên tử hoặc hai nhóm nguyên tử khác nhau có đồng phân cis-trans.)

HĐ2. Alkene Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 16: Hydrocarbon không no không có đồng phân hình học vì:

C của liên kết đôi liên kết với hai nguyên tử giống nhau (hydrogen) và 2 nhóm nguyên tử giống nhau (CH$_{3}$).

Kết luận:

  • Alkene, alkyne có các đồng phân cấu tạo (Đồng phân vị trí liên kết bội; đồng phân mạch carbon từ C4 đối với alkene và từ C5 đối với alkyne)
  • Alkene từ C4 có thể có đồng phân hình học

3. Danh pháp

  • Tên thay thế alkene: Phần nền – vị trí liên kết đôi – ene
  • Tên thay thế alkyne: Phần nền – vị trí liên kết ba – yne

Lưu ý:

  • Chọn mạch carbon dài nhất, có nhiều nhánh nhất và có chưa liên kết bội làm mạch chính.
  • Đánh số sao cho nguyên tử carbon có liên kết bội có chỉ số nhỏ nhất.
  • Dùng chỉ số (1, 2, 3, …) và gạch nối (-) để chỉ vị trí liên kết bội.
  • Nếu hợp chất có nhánh thì cần thêm vị trí nhánh và tên nhánh trước tên hợp chất mạch chính.

Ví dụ: 

C5H10có các CTCT sau:

CH2 = CHCH2CH2CH3: pent-1-ene

CH3CH=CHCH2CH3: pent-2-ene

CH2=C(CH3)CH2CH3:2-methylbut-1-ene

CH2 = CHCH(CH3)2: 3-methylbut-1-ene

(CH3)2C=CHCH3: 2-methylbut-2- ene

C5H8

CH ≡ CCH2CH2CH3: pent - 1 - yne

CH3C ≡ CCH2CH3:          pent -2 - yne

CH ≡ CHCH2CH2CH3:pent -1- yne

CH ≡ CCH(CH3)2: 3-methylbut -1- yne

II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ETHYLENE VÀ ACETYLENE

Đặc điểm liên kết, hình dạng phân tử

 

Góc

∠CCH

Đặc điểm LK giữa 2 ngtử C

Ethylene

121,30

1 LK σ và 1 LK π

Acetylene

1800

1 LK σ và 2 LK π

Kết luận: Phân tử alkene và alkyne chứa liên kết π kém bền → dễ bị phá vỡ khi tham gia phản ứng hoá học.

III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

  • Ở điều kiện thường các alkene, alkyne từ C2-C4 ở thể khí (trừ but-2-yne ở thể lỏng), từ C5 trở lên ở thể lỏng hoặc rắn.
  • Đều nhẹ hơn nước, không tan hoặc ít tan trong nước, chỉ tan trong các số dung môi không phân cực, …
  • Không có mùi.
  • Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của alkene, alkyne tăng dần khi số nguyên tử carbon trong phân tử tăng dần

IV. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

Trung tâm phản ứng của alkene và alkyne là liên kết bội → bẻ gãy liên kết π có trong liên kết bội. Phản ứng đặc trưng của alkene và alkyne là phản ứng cộng, trùng hợp, oxi hoá.

1. Phản ứng cộng

a) Cộng hydrogen

CH2=CH2+H2 $\overset{Ni,t^{o}}{\rightarrow }$ CH3-CH3

(C2H4 + H2 $\overset{Ni,t^{o}}{\rightarrow }$ C2H6)

HC≡CH + 2H2 $\overset{Ni,t^{o}}{\rightarrow }$ CH3-CH3

(C2H2+2H2 $\overset{Ni,t^{o}}{\rightarrow }$ C2H6)

Tổng quát:

CnH2n + H2 $\overset{Ni,t^{o}}{\rightarrow }$ CnH2n+2

CnH2n - 2 + H2 $\overset{Ni,t^{o}}{\rightarrow }$ CnH2n+2

b) Cộng halogen

CH2=CH2 + Br2 → Br-CH2-CH2-Br (C2H4+Br2 → C2H4Br2)

HC≡CH + 2Br2 →Br2CH-CHBr2 (C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4)

Tổng quát:

CnH2n + X2 → CnH2nX2

CnH2n - 2 + 2X2 → CnH2n - 2X4

c) Cộng hydrogene halide

CH2=CH2 + HBr→ CH3-CH2-Br

(C2H4+HBr→ C2H5Br)

HC≡CH + HBr → CH2=CHBr

(C2H2+ HBr→ C2H3Br)

HC≡CH + 2HBr → CH3CHBr2

(C2H2+ 2HBr→ C2H4Br2)

d) Phản ứng cộng nước

CH2=CH2 + H2Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 16: Hydrocarbon không no CH3CH2OH

HC≡CH + H2Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 16: Hydrocarbon không no CH3CHO

Quy tắc Markovnikov: Khi cộng một tác nhân bất đối xứng vào một alkene bất đối xứng thì phần điện tích dương của tác nhân ưu tiên tấn công vào C mang liên kết đôi có nhiều H hơn (bậc thấp hơn), còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử mang điện tích âm cộng vào nguyên tử cacbon bậc cao hơn.

2. Phản ứng trùng hợp của alkene

Monomer $\overset{t^{o},p,xt}{\rightarrow }$ polimer (n: hệ số trùng hợp)

VD: phản ứng trùng hợp propylene

Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 16: Hydrocarbon không no

3. Phản ứng của alk - 1 - yne với AgNO3 trong NH3

Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt

PTHH: HC ≡ CH +  2AgNO3 +  2NH3 → AgC ≡ CAg↓ + 2NH4NO3

=> Phản ứng thường dùng để nhận biết alk-1-yne

4. Phản ứng oxi hóa

a) Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn

Hiện tượng: Cả ethylene và acetylene đều có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4

PTHH:

3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3HO–CH2–CH2–OH + 2MnO2↓ + 2KOH

3C2H2 + 8KMnO4 → 3(COOK)2 + 8MnO2 ↓ + 2KOH + 2H2O

Nhận xét: alkene, alkyne có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4 (Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn)

b) Phản ứng oxi hoá hoàn toàn

PT tổng quát:

 CnH2n + \frac{3n-1}{2}$O2 → nCO2 + nH2O

Số mol CO2 = số mol H2O

CnH2n-2 + $\frac{3n-1}{2}$O2 → nCO2 + (n-1)H2O

Số mol CO2 > số mol H2O

Thí nghiệm kiểm chứng tính chất hoá học của alkene, alkyne

Thí nghiệm 1: Điều chế và thử tính chất hóa học của ethylene

Hiện tượng: Khí sinh ra làm mất màu dung dịch bromine và thuốc tím.

C2H5OH $\overset{H_{2}SO_{4},t^{o}}{\rightarrow }$ C2H4 + H2O.

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br–CH2Br

             màu nâu đỏ  không màu

3CH2=CH2 + 4H2O + 2KMnO4 → 3HO–CH2–CH2–OH + 2MnO2 + 2KOH

Khi dùng que đóm đốt ethylene ở đầu ống dẫn khí, ethylene sinh ra cháy trong không khí và tỏa nhiều nhiệt

C2H4+ 3O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow }$ 2CO2 + 2H2O

Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất hóa học của acetylene

Hiện tượng: Khí sinh ra làm mất màu dung dịch bromine/thuốc tím.

CaC2 + H2O → C2H2 + Ca(OH)2

CH≡CH + Br2 →  CHBr=CHBr

CHBr=CHBr + Br2 →  CBr2-CBr2

CH≡CH + KMnO4 + H2O → (COOH)2 + MnO2 + KOH 

Khi dùng que đóm đốt acetylene ở đầu ống dẫn khí,  acetylene sinh ra cháy trong không khí và tỏa nhiều nhiệt

C2H2+ 5/2O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow }$ 2CO2 + H2O

V. ĐIỀU CHẾ

1. Điều chế trong phòng thí nghiệm:

C2H5OH Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 16: Hydrocarbon không no C2H4 + H2O

CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2

2. Điều chế trong công nghiệp:

Cracking alkane → alkene:

VD: C15H32Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 16: Hydrocarbon không no 2C2H4 + C3H6 + C8H18

Điều chế acetylene chủ yếu từ CH4 hoặc CaC2:

2CH4Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 16: Hydrocarbon không noC2H2 + 3H2

VI. ỨNG DỤNG

  • Alkene, alkyne là nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ, dùng làm nhiên liệu.
  • Acetylene được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxy-acetylene  để hàn cắt kim loại

Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 16: Hydrocarbon không no

Tìm kiếm google: Ôn tập hóa học 11 KNTT bài 16: Hydrocarbon không no, ôn tập hóa học 11 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm hóa học 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải hóa học 11 KNTT mới

CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com