Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 CTST bài 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 CTST bài 1 Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TRI THỨC VỀ KIỂU BÀI

1. Kiểu bài

Phân tích, đánh giá một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện kể như: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười,...

2. Yêu cầu đối với kiểu bài

a. Về nội dung nghị luận:

- Xác định chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề.

- Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như cốt truyện, tình huống, sự kiện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn,... và tác dụng của chúng trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể.

b. Về kĩ năng nghị luận, bài viết cần đáp ứng các yêu cầu:

- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về truyện kể.

- Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ truyện kể.

- Sử dụng các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

- Có các phần mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách.

Mở bài: giới thiệu truyện kể (tên tác phẩm, tác giả,...). Nêu khái quát các nội dung chính hay định hướng của bài viết.

Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật ý nghĩa, giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

Kết bài: khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể; nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.

II. PHÂN TÍCH BÀI THAM KHẢO

1. Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể. Vì:

+ Phần mở bài đã giới thiệu được truyện kể và nêu được định hướng của bài viết.

+ Phần thân bài đã lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật ý nghĩa, giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

+ Phần kết bài đã khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể; nêu được ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.

2. Các luận điểm trong ngữ liệu được sắp xếp theo trình tự từ khái quát đến cụ thể => hợp lí, mang tính diễn dịch.

3. Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp giữa lí lẽ, bằng chứng: Bằng chứng làm minh chứng cho lí lẽ, giúp lí lẽ trở nên xác đáng, thuyết phục. Từ đó lí lẽ trở thành lập luận để củng cố cho luận điểm.

4. Người viết đã phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề bằng cách bám vào nội dung và hình tượng nhân vật trong truyện.

5. Người viết đã phân tích, đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện kể:

+ Phân tích, đánh giá nghệ thuật tạo tình huống.

+ Phân tích, đánh giá cách xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng và tác dụng trong việc thể hiện chủ đề.

+ Phân tích, đánh giá cách kể chuyện bằng thơ.

+ Phân tích, đánh giá cách khắc họa tính cách nhân vật thông qua đối thoại.

6. Những lưu ý khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể rút ra từ ngữ liệu trên:

- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về truyện kể.

- Sử dụng các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

- Có các phần mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách.

III. VIẾT BÀI

Bước 1: Chuẩn bị viết

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Bước 3: Viết bài

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 1 Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể, giải ngữ văn 10 sách CTST, giải ngữ văn 10 CTST bài 1 Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net