[toc:ul]
Bước 1: Chuẩn bị nói
- Xác định đề tài
- Xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói
- Tìm ý, lập dàn ý
+ Tìm ý:
▪ Tìm những câu mở đầu, kết thúc bài nói phù hợp, nhằm gây chú ý, tạo ấn tượng đối với người nghe.
▪ Sử dụng công cụ hỗ trợ như: bảng tóm tắt các ý chính để khi cần thì chỉ nhìn lướt qua là nhớ; chuẩn bị tìm hình ảnh, video, sơ đồ, bảng biểu để tăng tính thuyết phục cho lí lẽ và bằng chứng (nếu có điều kiện).
▪ Dự kiến trước một số điểm nghi vấn, băn khoăn, thắc mắc mà người nghe có thể nêu lên tìm cách trả lời, giải đáp.
+ Lập dàn ý:
- Luyện tập:
+ Tập phát âm to, rõ ràng.
+ Tập điều chỉnh cao độ, nhịp độ, tập biểu cảm.
Bước 2: Trình bày bài nói
- Sử dụng một số kĩ thuật nói như dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước, sử dụng những tờ giấy nhỏ để viết.
- Ghi chú ngắn gọn, súc tích nội dung nói dưới dạng từ, cụm từ,...
- Phát huy sự hỗ trợ của các phương tiện nghe, nhìn trong khi thực hiện bài nói, nếu có điều kiện.
- Chọn vị trí đứng thuận lợi cho việc giao lưu, tiếp cận khán, thính giả.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
- Trao đổi:
+ Trong vai trò người nói: Biết lắng nghe và ghi chép những câu hỏi hoặc ý kiến góp ý của các bạn về nội dung, hình thức bài trình bày; giải thích và làm rõ những điều người nghe chưa rõ hoặc có ý kiến khác với mình.
+ Trong vai trò người nghe: Biết lắng nghe bài trình bày của bạn mình, biết nêu câu hỏi hoặc ý kiến góp ý về nội dung, hình thức của bài trình bày của người nói hoặc yêu cầu người nói giải thích và làm rõ những điều mình chưa rõ hoặc ý kiến có sự khác biệt.
- Đánh giá: Đánh giá theo các tiêu chí cơ bản: mức độ đáp ứng yêu cầu về nội dung; cách diễn đạt, giọng điệu; cách sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; cách mở đầu, kết thúc bài nói với các biểu hiện cụ thể,...; tập đánh giá bài nói từ cả vai trò người nói lẫn vai trò người nghe; biết sử dụng bảng kiểm (SGK) để đánh giá bài nói.