[toc:ul]
1. Kiểu bài
Văn bản nghị luận một vấn đề xã hội là kiểu văn bản dùng lí lẽ, bằng chứng để bàn luận và làm sáng tỏ về một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội), giúp người đọc nhận thức đúng về vấn đề và có thái độ, giải pháp phù hợp đối với vấn đề đó.
2. Yêu cầu đối với kiểu bài
- Nêu và giải thích được vấn đề nghị luận.
- Trình bày ít nhất hai luận điểm về vấn đề xã hội; thể hiện rõ ràng quan điểm, thái độ (khẳng định/ bác bỏ) của người viết; hướng người đọc đến một nhận thức đúng và có thái độ, giải pháp phù hợp trước vấn đề xã hội. Liên hệ thực tế, rút ra ý nghĩa của vấn đề.
- Sử dụng được các bằng chứng thực tế tin cậy nhằm củng cố cho lí lẽ.
- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.
- Diễn đạt mạch lạc, khúc chiết, có sức thuyết phục.
- Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách của kiểu bài.
+ Mở bài: nêu vấn đề xã hội cần nghị luận; sự cần thiết bàn luận về vấn đề
+ Thân bài: trình bày ít nhất hai luận điểm chính nhằm làm rõ ý kiến và thể hiện quan điểm, thái độ của người viết (trước các biểu hiện đúng/ sai/ tốt/ xấu); sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
+ Kết bài: khẳng định lại tầm quan trọng hay ý nghĩa của vấn đề cùng thái độ, lập trường của người viết.
Câu 1. Ngữ liệu trên đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội:
+ Đã nêu và giải thích được vấn đề cần nghị luận.
+ Có hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, xác thực, gần gũi.
Câu 2. Việc đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” ở đoạn đầu trong phần thân bài là rất hợp lí. Bởi nó sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề người viết đang muốn nói tới; là cơ sở cho những luận điểm tiếp theo và tăng sức thuyết phục cho một bài văn nghị luận.
Câu 3. Cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí. Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng ngay sau luận điểm chính mà nhờ đó vấn đề nghị luận được làm sáng rõ hơn.
Câu 4. Một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình:
+ “Xung quanh vấn đề này, theo tôi, có mấy câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng”.
+ “Theo tôi” được lặp lại nhiều lần.
=> Nhận xét: việc sử dụng một số từ ngữ và câu văn như vậy giúp cho bài viết nghị luận mang tính chủ quan, thể hiện rõ cách nhìn của người viết đối với vấn đề chính trong bài. Từ đó, tìm được sự đồng cảm nơi người đọc về cùng một vấn đề.
Câu 5. Một số kinh nghiệm hay lưu ý trong cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống từ ngữ liệu trên:
- Cần nêu lên quan điểm của cá nhân.
- Nêu rõ vấn đề mình sẽ nghị luận.
- Cần có hệ thống luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục.
Bước 1: Chuẩn bị viết
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Bước 3: Viết bài
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa