[toc:ul]
1. Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến
- Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói hư tật xấu trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.
- Đây là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất.
- Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có một số dị bản, kể khác nhau ở một vài chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen cuối vở.
- Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Ký chỉnh lý (1957) gồm có tất cả ba hồi.
2. Đoạn trích Huyện Trìa xử án
a. Xuất xứ
- Trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến, là lớp XIII của vở tuồng, nhan đề do người biên soạn đặt.
- Văn bản in trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 12, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, năm 2000, trang 534 - 538.
b. Thể loại: Tuồng đồ
c. Bố cục:
- Từ đầu ... bày thiệt nào: Lời thoại nhân vật huyện Trìa.
- Còn lại: Quá trình xử án.
1. Lời thoại và mâu thuẫn – xung đột kịch trong văn bản tuồng đồ
- Văn bản sử dụng cả lời nói đối thoại, độc thoại và bàng thoại.
- Nhân vật Huyện Trìa là nhân vật có số lượt lời nhiều nhất (6 lượt lời) với Đề Hầu, Thị hến, vợ chồng Trùm Sò; bàng thoại, độc thoại, đối thoại.
=> Lời thoại của nhân vật mang đặc điểm của thơ vần, như trong lời thoại của nhân vật Huyện Trìa:
Nộ hát tiếng khen khen ta
Cầm đường ngày tháng vào ra
Hoa nguyệt hôm mai thong thả...
=> Lời thoại gieo vần, ngắt nhịp 2/2/2. Đây là một trong những đặc điểm của thể loại thơ.
- Từ ngữ trong ngoặc đơn để tăng tính khẩu ngữ và lời thưa bẩm, làm rõ lối nịnh trên nạt dưới (thượng đội hạ đạp), tư tình với Thị Hến của Đề Hầu
* Các mâu thuẫn giữa các nhân vật:
- Trước phiên tòa, những mâu thuẫn nảy sinh chồng chéo, liên quan đến vụ bắt giữ, kiện tụng:
+ Mâu thuẫn giữa trộm Ốc, Lử Ngao với vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà [1]
+ Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến [2]
+ Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Đề Hầu [3]
- Trong phiên tòa, các mâu thuẫn cũ tiếp tục phát triển:
+ Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến [2]
+ Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Đề Hầu [3]
Đồng thời nảy sinh thêm các mâu thuẫn mới:
+ Mâu thuẫn Huyện Trìa với Đề Hầu [4]
+ Mâu thuẫn Huyện Trìa với vợ chồng Trùm Sò [5]
- Nguyên nhân làm nảy sinh mâu thuẫn: Các mâu thuẫn nảy sinh trước phiên toà xuất phát từ vụ trộm và việc tàng trữ đồ ăn cắp bị phát giác. Từ các mâu thuẫn đó, khi vụ việc được đưa đến cho quan toà (Huyện Tria) xử lại nảy sinh những mâu thuẫn mới (nhất là mâu thuẫn [4], [5]). Nguyên nhân là do Đề Hầu và Huyện Tria đều mê nhan sắc Thị Hến, đều muốn lấy lòng, ban ơn cho Thị Hến để tán tỉnh Thị và xử ép Trùm Sò.
3. Nhân vật Huyện Trìa
- Tính cách của nhân vật Huyện Trìa được thể hiện qua các lời thoại.
| Bàng thoại | Độc thoại | Đối thoại |
Ví dụ
| Lời tự xưng của nhân vật “Tri huyện Trìa là mỗ… Luật không hay thời ta xử theo trí, Thẳng tay một mực ăn tiền./ Đơn từ già, trẻ lạ quen/ Nhắm mắt đánh đòn…” | “Đã biết mặt lão Đề hay nói bậy/ Còn giơ hàm chú Lại nói cò cưa/ Lưng cù chầy hình khéo bơ sờ,/ Móm xà cáng vinh râu ngoe ngoét.”
| + Này Thị Hến!/ Việc phải, không, vốn ta chưa tỏ,/Thấy đơn cô chút chạnh lòng thương/ (Em) Phải năng lên hầu gán quan (Thời)/ Ai dám nói vu oan gieo hoạ. + Nguyên tang không phải đó,/ Tình trạng nghiệm là phi./ Ỷ phú gia hống hách,/ Hiếp quả phụ thân cô,/ Cứ lấy đúng pháp công,/ Tội cá vợ lẫn chồng,/ (Thôi) Ta thứ liền ông, liền mụ. |
Tác dụng | - Lời bàng thoại đã tự họa chân dung của Huyện Trìa, một viên quan sâu mọt với nhiều thói xấu. | - Lời độc thoại bộc lộ tính cách hách dịch, đố kỵ của Huyền Trìa trong quan hệ với thuộc cấp (Đề Hầu). | Lời đối thoại thể hiện Huyện Trìa xử kiện thiên vị, bất minh với động cơ mờ ám.
|
- Kết quả xử án:
- Thị Hến được tha bổng trong khi Trùm Sò không lấy lại được của cải đã mất.
- Huyện Trìa xử án dựa vào tham mê, dục vọng với Thị Hến còn Trùm Sò chỉ biết than trời trong sự bất lực tuân theo phán quyết “Trời cao kêu chẳng thấu/ Quan lớn dạy phải vâng”
=> Một kết quả không hề có sự công bằng, liêm chính mà chỉ có ham mê, cảm tính, tự ý quyết định.
- Qua những lời bàng thoại, độc thoại: Huyện Trìa là viên quan mang nhiều thói hư tật xấu như háo sắc, dại gái, sợ vợ; tham tiền; thích nhàn hạ hưởng thụ, chểnh mảng việc công; đội trên (lo lót quan trên) đạp dưới (mắng nhiếc thuộc cấp); xứ án ăn tiền, bất cần luật lệ,...
- Qua những lời đối thoại, phán quyết trong phiên toà: Quan huyện Trìa xử kiện bất minh. Vì háo sắc, Huyện Trìa ngang nhiên biến công đường thành nơi tán tỉnh gái goá, xưng hô thớ lợ; xét xử thiên vị, tuỳ tiện, bất minh (không quan tâm đến sự thật ai đúng, ai sai, ai vô tội, ai có tội,...).
=> Màn kịch đã kết hợp và phát huy tác dụng của ngôn ngữ bàng thoại, độc thoại với đối thoại trong tuồng đồ để lột trần bản chất xấu xa, đen tối của nhân vật Huyện Trìa - một hình tượng biếm hoạ có ý nghĩa phê phán sâu sắc.
3. Tiếng cười dân gian qua vở tuồng
- Qua cách miêu tả sự việc, hành động của nhân vật và qua ngôn ngữ kịch có thể thấy tác giả dân gian thể hiện thái độ:
+ Phơi bày bộ mặt xấu xa, thối nát của những kẻ quan lại tham ô, nhũng nhiễu dân chúng và đam mê tửu sắc.
+ Cười cợt, phê phán phán những kẻ được coi là “cầm cân nảy mực” như Huyện Trìa, Đề Hầu nhưng xét xử không công bằng.
+ Cảm thông, thương xót cho thân phận của những người dân thấp cổ bé họng, qua tiếng than của vợ chồng Trùm Sò.
1. Nội dung – ý nghĩa
- Văn bản phơi bày bộ mặt xấu xa thối nát của những kẻ quan lại, chức dịch tham ô, nhũng nhiễu dân chúng và đam mê tửu sắc, những góc khuất đen tối, xấu xa của xã hội với những mặt trái, những điều tiêu cực còn tồn tại chốn cửa quan - nơi mà người ta tìm đến để đòi lại công bằng. Qua đó bộc lộ niềm cảm thông, thương xót cho thân phận của những người dân thấp cổ bé họng.
2. Nghệ thuật
- Thể hiện được những đặc trưng của tuồng: ngôn ngữ, nhân vật, lời thoại, cử chỉ, hành động.
- Nghệ thuật châm biếm hóm hỉnh.
- Ngôn từ dễ hiểu, mộc mạc.