Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 CTST bài 4: Từ đọc đến viết

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 CTST bài 4 Từ đọc đến viết. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. XÁC ĐỊNH CÁC BƯỚC TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Bước 1: Chuẩn bị nói

- Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói

+ Đề tài: Trình bày kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ.

+ Người nghe:  thầy cô giáo bộ môn, bạn học trong lớp và một số khách mời.

+ Mục đích của bài nói là thuyết trình kết quả nghiên cứu của bản thân, sao cho người nghe hiểu được vấn đề và thuyết phục được người nghe về kết quả của đề tài nghiên cứu.

+ Không gian, thời gian: tiết học, phòng học của lớp.

- Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý

·      Xem lại phần tìm ý đã có trong phần bài Viết.

·      Chuẩn bị các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, dự kiến các ý kiến phản biện và chuẩn bị câu trả lời.

* Lập dàn ý

Triển khai theo các ý sau:

·  Lí do chọn đề tài: tại sao bạn chọn đề tài nghiên cứu này? Đề tài nghiên cứu này có đóng góp gì?

·  Câu hỏi nghiên cứu: giả thuyết bạn đặt ra trước khi tiến hành nghiên cứu.

·  Phương pháp nghiên cứu: những phương pháp bạn lựa chọn thực hiện để kiểm chứng câu hỏi nghiên cứu.

·  Kết quả nghiên cứu: kết quả bạn thu nhận được là gì? Kết quả ấy giúp khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu?

·  Kết luận: từ kết quả nghiên cứu, bạn khái quát lên ý nghĩa gì? Trên cơ sở đó, bạn có đề xuất gì?

Luyện tập: Bạn có thể luyện nói một mình bằng cách đứng trước gương để tập trình bày, hoặc nói và tự ghi âm để nghe lại, hoặc luyện tập với bạn.

 2. Bước 2: Trình bày bài nói

- Lưu ý khi trình bày bài nói:

·  Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước, ngoài ra bạn có thể sử dụng những tờ giấy nhỏ để viết, ghi chú ngắn gọn, nội dung nói dưới dạng từ, cụm từ,...

·  Trình bày từ khái quát đến cụ thể: trình bày tóm tắt hệ thống ý của bài thuyết trình rồi đi vào từng phần.

·  Phân tích, đánh giá, kết nối các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ với bài thuyết trình.

·  Chú ý tương tác với người nghe, giọng điệu khi trình bày tự tin, nói rõ ràng, rành mạch.

 3. Bước 3: Trao đổi, đánh giá

- Những lưu ý khi trao đổi với người nghe:

+ Có thái độ cầu thị, nghiêm tức lắng nghe và ghi chép ý kiến của người nghe.

+ Lựa chọn một số câu hỏi, ý kiến phản biện mà bạn cho là quan trọng để phản hồi trong khuôn khổ thời gian cho phép.

II. THỰC HÀNH NÓI VÀ NGHE

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 4 Từ đọc đến viết, giải ngữ văn 10 sách CTST, giải ngữ văn 10 CTST bài 4 Từ đọc đến viết

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com