Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 CTST bài 3: Thơ duyên

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 CTST bài 3 Thơ duyên. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Xuân Diệu tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. – Năm sinh – năm mất: (2/21916 - 18/2/1985).

- Quê quán: Can Lộc – Hà Tĩnh.

- Ông là một trong những nhà văn, nhà thơ lớn của Việt Nam.

- Ngoài làm thơ, Xuân Diệu còn là một nhà văn, nhà báo, nhà bình luận văn học.

- Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Ông có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học VN hiện đại, nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.

2. Tác phẩm

- Văn bản in trong Tuyển tập Xuân Diệu (Thơ), NXB Văn học, Hà Nội, 1986, 100 - 101)

3. Đọc văn bản

 - Thể thơ: thất ngôn (7 chữ)

- Bố cục: 3 phần

+ Đoạn 1 (khổ 1): Khung cảnh một buổi chiều thu

+ Đoạn 2 (khổ 2, 3):  Sự hòa hợp trong tâm hồn nhà thơ

+ Đoạn 3 (khổ 4, 5): Vạn vật trong thơ duyên trở nên có linh tính.

- Cách hiểu về từ "duyên" trong Thơ duyên: Bức tranh thu ở đây là sự giao hoà, giao duyên tựa như tự nhiên mà có giữa thiên nhiên với thiên nhiên, con người với thiên nhiên và con người với con người. Thơ duyên nói về những duyên tình đẹp đẽ ấy.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Bức tranh thiên nhiên chiều thu

- Khổ thơ 1: Một chiều thu với cái đẹp rất riêng:

- Những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1: hòa, ríu rít, đổ, qua.

- Khổ thơ 2: Con đường nhỏ, trong làn gió yểu điệu, cây lá lả lơi như mời gọi bước chân lứa đôi.

=> Các yếu tố tổng hòa với nhau tạo thành một cái duyên. Chiều thu tươi vui, trong sáng, hữu tình, huyền diệu. Tạo nên bức tranh với không gian, thời gian gợi duyên tình, một cái thơ rất đẹp, đáng yêu, yêu kiều.

- Khổ thơ 4:

+ Chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc… đều tìm về nơi chốn của mình.

+ Nghệ thuật nhân hóa: mây bay, cánh cò phân vân, chim nghe… và các tính từ gấp gấp, phân vân à bước chuyển sự sống của vạn vật

=> Các hình ảnh đều đơn lẻ, cô độc: áng mây, cánh chim đang vội vã, phân vân tìm nơi chốn của mình khi chiều lạnh dần buông.

2. Duyên tình “anh” – “em”

 - Sự thay đổi của duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi:  Phiếu học tập

- Nhận xét:

+ "Anh" và "em" đều là những tâm hồn giàu cảm xúc; xao xuyến, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên chiều thu.

+ Chiều thu hữu tình, mọi vật đều có lứa đôi khiến con người cũng mong muốn có đôi có lứa. Khi chiều buông lạnh, những sinh linh cô độc cùng khao khát tìm nơi chốn của mình.

+ Cảm xúc của anh/em trước thiên nhiên chiều thu đều có vai trò dẫn dắt, kết nối duyên tình gắn bó giữa "anh" và "em".

TỔNG KẾT PHIẾU BÀI TẬP TÌM HIỂU VĂN BẢN THƠ DUYÊN

Khổ thơ

Sắc thái thiên nhiên

Duyên tình "anh" và "em"

Khổ 1

Chiểu thu tươi vui, trong sáng, hữu tình, huyền diệu.

Không gian, thời gian khơi gợi duyên tình.

Khổ 2 và 3

Con đường thu nhỏ nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió... mời gọi những bước chân đôi lứa.

Em bước "điềm nhiên", anh đi "lững đững"nhưng"... lòng ta"đã "nghe ý bạn", “lần đầu rung động nỗi thương yêu". Nghe tiếng lòng mình, lòng nhau cùng rung động; sự gắn bó mặc nhiên, anh với em đã gắn bó như"một cặp vần".

Khổ 4

Chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc..., đều tìm vể nơi chốn của mình.

Bước chuyển sự sống, không gian cuối buổi chiều, trước hoàng hôn.

Tâm hồn rung động hòa nhịp với mây biếc/cò trắng/cánh chim/hoa sương/...

Xao động tâm hồn, gợi nhắc, thôi thúc kết đôi.

Khổ 5

Mùa thu đến rất nhẹ,"thu lặng",“thu êm"; không gian chan hoà sắc thu, tình thu.

Thu chiều hôm: lặng, êm, ngơ ngẩn.

Sự xui khiến đầy ma lực:"kết duyên".

Trông cảnh chiều thu mà lòng "ngơ ngẩn", khiến: Lòng anh thôi đã cưới lòng em.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Qua việc miêu tả thiên nhiên để bộc lộ tình yêu lứa đôi, tình yêu với cuộc sống, với con người, và sự giao hòa, hòa hợp tuyệt diệu giữa thiên nhiên và con người.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ thể hiện niềm mộng mơ của chủ thể trữ tình trước cảnh trời đất vào thu. Trời đất xe duyên, vạn vật hữu duyên khiến duyên tình của anh và em tất yếu gắn bó, vô tình mà hữu ý.

2. Nghệ thuật

- Sử dụng các từ láy.

- Phép nhân hóa linh hoạt.

 - Các từ ngữ đặc sắc một nét khá đặc biệt trong bài thơ là cách ngắt câu

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 3 Thơ duyên, giải ngữ văn 10 sách CTST, giải ngữ văn 10 CTST bài 3 Thơ duyên

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com