[toc:ul]
- VB Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời thuộc sử thi Đăm Săn của người Ê-đê.
- Nguồn dẫn: trích Đăm Săn, in trong Sử thi Ê-đê, Nhiều tác giả, Nguyễn Hữu Thuấn dịch và chú thích, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1988, tr. 210 – 214.
- Vị trí VB (đoạn trích): nằm phía sau đoạn trích Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây.
1. Đặc điểm cốt truyện sử thi được thể hiện trong VB
Đặc điểm cốt truyện sử thi | Thể hiện trong VB Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời |
Quan hệ xung đột giữa con người với thần quyền | Đăm Săn – đại diện cho con người. Nữ thần Mặt Trời – đại diện cho thần quyền. => Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời thể hiện xung đột của con người với thần quyền và khát khao làm chủ tự nhiên. |
Các sự kiện xoay quanh cuộc phiêu lưu và những kì tích của nhân vật chính | Liên quan đến vấn đề không gian sử thi thường mở ra theo những cuộc phiêu lưu gắn với các kì tích của người anh hùng. Ở đây là chuyến phiêu lưu của Đăm Săn, không gian mở ra từ cuộc sống con người nơi trần thế đến cuộc sống của các vị thần nhà trời. Các sự kiện trong cốt truyện xoay quanh cuộc phiêu lưu này. |
Yếu tố kì ảo | - Hơ Kung và Y Đu trốn vào mặt trăng, mặt trời, cai quản chúng. - Cuộc sống của các vị thần,… |
2. Đặc điểm nhân vật sử thi được thể hiện trong VB
Đăm Săn mang đặc điểm của nhân vật sử thi:
- Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường:
+ đi hết rừng rậm đến núi xanh, cỏ tranh xé tay, gai mây đâm chân, không màng ăn uống
+ vươn người trên sàn hiên thi trong nhà người ta đã nghe; dậm chân bước trên sàn hiên thì người ta đã thấy
- Luôn sẵn sàng đối mặt với thách thức, hiểm nguy: phiêu lưu, mạo hiểm, bất chấp mọi lời can nang, vượt qua bao thử thách để đến cầu hôn nữ thần Mặt Trời.
3. Đặc điểm thái độ, cảm xúc của người kể chuyện sử thi được thể hiện trong VB
- Niềm cảm phục, tự hào về người anh hùng khi kể về hành trình của Đăm Săn: chàng đã đến được nơi mình muốn đến nhờ khát vọng, ý chí bản lĩnh và sức mạnh phi thường.
- Niềm thương tiếc Đăm Săn nhưng không nhuốm màu bi lụy (bởi người kể chuyện luôn tin vào sự bất diệt, khả năng tái sinh của cộng đồng sẽ được kể tiếp trong phần cuối của sử thi).