Trong 2 câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ “nhân” và “thi gia”có gì đáng chú ý?

Trong 2 câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ “nhân” và “thi gia”có gì đáng chú ý?

Câu trả lời:

Trong 2 câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ “nhân” và “thi gia”rất đặc biệt và mang lại ý nghĩa sâu sắc. Trong nguyên tác, hai câu thơ này là một cặp đăng đối, đối trong từng câu và đối giữa 2 câu : chữ song (cửa sổ) ở giữa hai câu mang giá trị tạo hình cao ; chữ nhân ở đầu câu 3 đối với chữ nguyệt ở cuối câu 3, chữ nguyệt ở đầu câu 4 đối với chữ thi gia ở cuối câu 4 ; 2 chữ đầu và cuối 2 câu đối nhau (nhân / nguyệt, minh nguyệt / thi gia). Hai câu 3 - 4 trong bản dịch thơ không đảm bảo được thế đăng đốỉ này. Vượt qua song sắt cửa sổ nhà tù, khi thì thi nhân hướng ra ngoài ngắm trăng , khi thì trăng (từ bên ngoài) ngắm nhà thơ. Sự giao hòa, tri kỉ giữa người - trăng, trăng - người được ngụ ý trong sự đăng đối hài hoà của hai câu thơ kết bài. Điều đó thể hiện sự đồng điệu, giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn tri âm tri kỉ.

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net