Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, nh

Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ.

Câu trả lời:

 Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng "tôi", hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện

  • Hai cây phong là biểu tượng của làng Ku-ku-rêu. Hai cây phong đã gắn bó với “tôi” từ thuở thơ ấu, gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí đặc biệt, đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng hiện ra hệt như những ngọn hải đăng.
  • Hình ảnh hai cây phong gắn với chuỗi kỉ niệm học trò "tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…"

  • Hai cây phong gợi nhớ về người thầy Đuy-sen - người đem đến niềm hy vọng, ước mơ cho những học trò của mình.

Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ vì:

  • Dưới con mắt của một người họa sĩ: hai cây phong hiện lên sinh động “nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau…”.
  • Nhưng con dưới con mắt của một thi sĩ: hai cây phong giống như con người có “một tâm hồn riêng, một tâm hồn chan chứa những lời ca êm dịu”.

⟹ Hai cây phong được miêu tả sống động, có hồn gây xúc động và tạo dư vị cho người đọc.

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net