1. Quan sát tranh trả lời câu hỏi:
a. Những người trong tranh đang làm gì?
b. Đoán xem bạn nhỏ có quan hệ như thế nào với người ốm?
Quan sát bức tranh em thấy:
a. Những người trong tranh đang thăm hỏi người phụ nữ bị ốm: Hai người phụ nữ mang hoa quả đến thăm hỏi, ông bác sĩ đến thăm khám sức khỏe, cậu bé đang bưng một bát nước cho người bệnh uống.
b. Em đoán rằng bạn nhỏ là con trai của người phụ nữ đang ốm nằm trên giường.
2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc
5. Thảo luận để trả lời các câu hỏi:
(1) Bốn câu thơ sau cho em biết những điều gì?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
Em chọn ba ý đúng để trả lời:
Mẹ ốm, phải nằm nghỉ không làm được việc gì nữa.
Nhiều người chăm sóc mẹ.
Hằng ngày, mẹ vẫn thích ăn trầu, đọc Truyện Kiều và làm việc đồng áng.
Lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn như đều buồn vì mẹ ốm.
(2) Sự quan tâm, chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thế hiện qua những câu thơ nào? (Đọc khổ thơ thứ ba).
(1) Bốn câu thơ sau:
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
Cho em biết:
Mẹ ốm, phải nằm nghỉ không làm được việc gì nữa.
Hằng ngày, mẹ vẫn thích ăn trầu, đọc Truyện Kiều và làm việc đồng áng.
Lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn như đều buồn vì mẹ ốm.
(2) Sự quan tâm, chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thế hiện qua những câu thơ:
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
6. Nối từng ô ở cột A với ô nêu nội dung thích hợp ở cột B
8. Nghe thầy cô kể chuyện Sự tích hồ Ba Bể
9. Tìm hiểu " Thế nào là kể chuyện":
Dựa vào câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể, thảo luận và trả lời câu hỏi:
(1) Câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể có những nhân vật nào?
(2) Cần sắp xếp các sự việc sau theo thứ tự nào cho đúng trình tự của câu chuyện?
a. Cảnh lũ lụt dữ dội trong đêm lễ hội
b. Bà cụ ăn xin dặn dò lúc chia tay.
c. Giải thích nguồn gốc hồ Ba Bể và gò Bà Góa
d. Hoàn cảnh đáng thương của bà cụ ăn xin
e. Hai mẹ con bà góa giúp đỡ bà cụ ăn xin.
g. Mẹ con bà góa thoát nạn và cứu mọi người.
(3) Câu chuyện nhằm nói lên điều gì?
(4) Thế nào là kể chuyện?
(1) Câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể có những nhân vật: bà cụ ăn xin, hai mẹ con bà góa, con giao long, những người đi hội.
(2) Sắp xếp các sự việc theo thứ tự đúng trình tự câu chuyện là:
1 - d. Hoàn cảnh đáng thương của bà cụ ăn xin
2 - e. Hai mẹ con bà góa giúp đỡ bà cụ ăn xin.
3 - b. Bà cụ ăn xin dặn dò lúc chia tay.
4 - a. Cảnh lũ lụt dữ dội trong đêm lễ hội
5 - g. Mẹ con bà góa thoát nạn và cứu mọi người.
6 - c. Giải thích nguồn gốc hồ Ba Bể và gò Bà Góa
(3) Câu chuyện răn dạy chúng ta rằng: Những người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng; đồng thời câu chuyện còn giải thích sự hình thành hồ Ba Bể.
(4) Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có đuôi gắn với một hoặc nhiều nhân vật. Mỗi câu chuyện đều phải nói lên được một điều gì đó có ý nghĩa.
1. Kể chuyện sự tích hồ Ba Bể
Mồi bức tranh sau minh họa cho một sự việc của câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể. Dựa vào tranh và trả lời câu hỏi dưới tranh, mỗi bạn kể lại một đoạn câu chuyện.
Tranh 1: Bà cụ ăn xin thân thể gầy còm, người lở loét, thều thào van xin, giơ nón ra bốn phía mà không ai cho.
Tranh 2: Hai mẹ con bà góa thương tình, đưa bà về nhà cho ăn rồi mời nghỉ lại.
Tranh 3: Bà cụ báo rằng sắp có lụt lớn rồi cho hai mẹ con gói tro dể tránh nạn và hai vỏ trấu để cứu người.
Tranh 4: Trong đèm lễ hội, một cột nước từ đất phun lèn ngày càng mạnh, đất xung quanh lở dần. Một tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người và vật đều chìm trong biển nước.
Tranh 5: Hai mẹ con đặt vỏ trấu xuống nước, chúng thành hai chiếc thuyền cho hai mẹ con vớt người bị nạn.
Tranh 6: Chỗ đất sụt thành hồ Ba Bể và cái nền nhà của hai mẹ con thành gò Bà Góa.
2. Kể lại toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể
Ngày xưa ở Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kan, người ta mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt đề cầu phúc. Bỗng nhiên hôm ấy xuất hiện một bà lão ăn xin, người gày còm lở loét, trông thật gớm ghiếc. Bà đi đến đâu cũng phều phào mấy tiếng : "Đói lắm các ông các bà ơi"
Bà đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi. Khi đến ngã ba, bà gặp được hai mẹ con bà góa đi chợ về. Người mẹ thấy bà lão tội nghiệp quá bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn rồi mời bà nghỉ lại. Tối hôm ấy hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên và xuất hiện con giao long to lớn đang cuộn mình ở đấy. Me con bà vô cung kinh sợ đành nhắm mắt phó mặc cho số phận.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con chẳng thấy con giao long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Bà sửa soạn ra đi. Trước lúc từ biệt, bà lão nói với hai mẹ con : "Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn chết chìm. Bà lão liền nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra, đưa cho mẹ con bà góa hai mảnh vỏ trấu, nói :' Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi, bà lão biến mất. Hai mẹ con vội vàng làm theo những điều bà lão dặn
Tối hôm đó, khi mọi người đang lễ bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đấy phun lên kèm theo tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con bà góa vẫn còn. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà ấy cao lên bấy nhiêu. Thấy dân làng bị chìm trong lũ lụt, nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn. Thế rồi hai mẹ con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.
Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.
Em sẽ làm gì khi người thân bị ốm?
Ví dụ:
Khi người thân bị ốm, em sẽ:
Khi người thân bị ốm, em mời bác sĩ về khám và chừa bệnh.
Chăm sóc người bị ốm chu đáo: nấu cháo, pha nước, lấy thuốc...
Thay người ốm làm những việc trong gia đình mà mình vừa sức như chăm em, nấu ăn, quét dọn, ..