Giải tiếng việt 4 VNEN bài 3C: Nhân hậu - đoàn kết

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 4 VNEN bài: Nhân hậu - đoàn kết. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 4.

A. Hoạt động cơ bản

1. Thi vẽ trang trí phong bì thư

=> Trả lời:

Một số hình ảnh ví dụ:

Giải tiếng việt 4 VNEN bài 3C: Nhân hậu - đoàn kết
Giải tiếng việt 4 VNEN bài 3C: Nhân hậu - đoàn kết
Giải tiếng việt 4 VNEN bài 3C: Nhân hậu - đoàn kết
 

2. Tìm hiểu cách viết một bức thư

Dựa vào bài tập đọc Thư thăm bạn, trả lời các câu hỏi sau:

(1) Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? -> Người ta viết thư đế làm gì?

(2) Đầu thư, bạn Lương viết gì? -> Một bức thư thường mở đầu như thế nào?

(3) Bạn Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào. Lương thông báo những tin gì cho Hồng? -> Một bức thư thường có những nội dung gì?

(4) Bạn Lương kết thúc bức thư như thế nào? -> Một bức thư thường kết thúc như thế nào?

=> Trả lời:

1) Bạn Lương viết thư cho Hồng chia sẻ nỗi buồn và động viên, an ủi bạn.

=> Người ta viết thư để thăm hỏi về mọi mặt, thông tin cho nhau, trao đổi ý kiến, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, bày tỏ tình cảm.

(2) Đầu thư, bạn Lương viết địa điểm, thời gian viết thư, lời xưng hô. 

=> Một bức thư thường viết mở đầu: Địa điểm và thời gian, lời thưa thư.

(3)  Bạn Lương chia buồn với nỗi đau mất cha của Hồng. Thông báo việc mọi người đang chuẩn bị gửi quà ủng hộ đồng bào khắc phục thiên tai.

=> Một bức thư thường có các nội dung chính là:

  • Nêu mục đích, lí do viết thư

  • Thăm hỏi tình hình của người nhận thư

  • Thông báo tình hình của người viết thư

  • Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư

(4) Bạn Lương kết thúc bức thư bằng lời chúc, họ và tên.

=> Một bức thư thường kết thúc bằng viếc đưa ra lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn. Ngoài ra còn có chữ kí và tên hoặc họ tên của người viết thư.

3. Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.

Gợi ý:

  • Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?

  • Mục đích viết thư là gì?

  • Viết thư cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào?

  • Cần hỏi thăm bạn những gì?

  • Em có kể cho bạn nghe những gì về trường, lớp mình?

  • Em chúc và hứa hẹn với bạn điều gì?

=> Trả lời:

Ví dụ mẫu:

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2019

Trà My thân mến!

Mình biết bạn trên báo Nhi Đồng, qua chuyên mục “Những gương mặt điển hình” của năm. Mình rất khâm phục tinh thần vượt khổ của My. Bạn là một học sinh rất kiên trì, nhẫn nại, không đầu hàng số phận. Mình hi vọng nỗi đau mất người thân của bạn sẽ chóng qua. Bạn sẽ đạt giải nhất ở cuộc thi Anh Văn, làm quà dâng lên người ông đã khuất của bạn, mình rất tin vào điều đó.

Lớp mình cũng có nhiều bạn thích môn học của My lắm. Riêng mình thì môn ngoại khóa Tin học hợp với mình hơn. Mình đạt giải nhất toàn trường trong năm học vừa qua đó. Chúc bạn gặt hái nhiều thành quả trong năm học mới. Mong sớm nhận được thư bạn.

Bạn mới   

  Kí tên    

Hà Gia An

B. Hoạt động thực hành

1. Thi tìm nhanh các từ và viết vào bảng:

a. Chứa tiếng hiền

b. Chứa tiếng ác  

Từ chứa tiếng hiềnTừ chứa tiếng ác
M: dịu hiền, hiền lànhM: hung ác, ác nghiệt 
=> Trả lời:
 
Từ chứa tiếng hiềnTừ chứa tiếng ác

hiền lành, hiền hậu, dịu hiền, hiền hòa,

hiền từ, hiền lương, hiền tài, hiền nhân 

ác độc, ác ôn, tàn ác, ác quỷ,

bạo ác, tàn ác, ác nghiệt 

2. Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng:

nhân ái, tàn ác, bất hòa, lục đục, hiền hậu, chia rẽ, cưu mang, che chở, phúc hậu, hung ác, độc ác, đôn hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân từ, tàn bạo.

(Cột có dấu + để ghi các từ thể hiện lòng nhân hậu hoặc tinh thần đoàn kết. Cột có dấu - để ghi các từ có nghĩa trái với nhân hậu, đoàn kết.)

 +-
Nhân hậuM. Nhân từ, ...M. Độc ác, ...
Đoàn kếtM. Đùm bọc, ...M. Chia rẽ, ...
=> Trả lời:
 
 +-
Nhân hậunhân ái, hiền hậu, phúc hậu. đôn hậu, trung hậu, nhân từĐộc ác, tàn ác, hung ác, tàn bạo.
Đoàn kếtĐùm bọc, cưu mang, che chởChia rẽ, lục đục, bất hòa

3. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn (đất, cọp, Bụt, chị em gái) điền vào chỗ trống đế hoàn chỉnh các thành ngữ sau:

a. Hiền như ...

b. Lành như ...

c. Dữ như ...

d. Thương nhau như ...

=> Trả lời:

Điền vào chỗ trống như sau:

a. Hiền như Bụt

b. Lành như đất

c. Dữ như cọp

d. Thương nhau như chị em gái

4. Em hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ dưới đây như thế nào?

a. Môi hở răng lạnh

b. Máu chảy ruột mềm

c. Nhường cơm sẻ áo

d. Lá lành đùm lá rách

=> Trả lời:

Thành ngữ, tục ngữNghĩa đenNghĩa bóng
Máu chảy ruột mềmThức ăn đã được tiêu hóa, thấm qua ruột tạo thành máu. Máu chảy ra ngoài, ruột sẽ mềm vì không còn chứa máu.Người thân gặp chuyện không may, mọi người đều đau buồn.
Nhường cơm sẻ áoChia cơm giúp no, chia áo cho ấm đến những người nghèo khổ.Giúp đỡ, chia sẻ cho nhau những khó khăn, hoạn nạn.
Lá lành đùm lá ráchDùng lá còn nguyên vẹn bao bọc lá bị rách để giữ cho vật đựng bên trong không bị hư.Người mạnh khỏe, may mắn, giàu sang nên giúp người đau yếu, bất hạnh, nghèo khổ.

 C. Hoạt động ứng dụng

Viết một bức thư thăm hỏi một người thân ở xa?

=> Trả lời:

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2019

Ông nội thân mến!

Chắc ông sẽ bất ngờ khi nhận được thư của cháu đúng không ạ. Hôm nay, học bài xong còn sớm nên cháu viết mấy dòng thư hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông ơi! Lâu nay ông có khoẻ không ạ ? Ông có còn đau đầu gối như hồi trước nữa không ạ? Ông ơi, tuổi ông đã cao nên ông cố gắng nghỉ ngơi, đừng làm việc vườn nhiều quá ông nhé.

Cũng đã hơn một năm cháu chưa có dịp về quê thăm ông, ông đừng trách cháu nhé. Cháu và bố mẹ ở đây đều khoẻ, công việc và học tập đều rất tốt. Cháu hứa là sẽ học tập thật tốt, thật ngoan ngoãn để hè này được bố mẹ cho về thăm ông. Ông nhớ dành cây trái trong vườn cho cháu nhé. 

Đêm đã khuya, cháu phải đi ngủ để sáng mai kịp giờ đến lớp. Cháu xin dừng bút tại đây, ông nhớ giữ gìn sức khoẻ nhé. Cháu yêu ông nhiều.

Cháu nội

Ngọc Mai

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 4 tập 1 VNEN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net