1. Cây tre rất gần gũi, thân thuộc với con người Việt Nam. Hãy giới thiệu một số tư liệu về tre đã được chuẩn bị sẵn.
=> Trả lời:
Một số hình ảnh về cây tre là:
2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc
5. Trả lời câu hỏi:
(1) Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam: cần cù, đoàn kết, ngay thẳng?
Nối ô bên trái có chứa câu thơ với ô chứa phải để tìm câu trả lời.
(2) Điệp ngữ trong khổ thơ cuối khẳng định những điều gì?
a. Đất mãi mãi có thể nuôi cây.
b. Tre là loại cây lá xanh, giàu sức sống suốt bốn mùa.
c. Khẳng định sức mạnh của con người Việt Nam, sự trường tồn của dân tộc Việt Nam
(3) Em thích hình ảnh nào nhất về cây tre và búp măng non? Hình ảnh đó cho em biết điều gì?
M: Em thích hình ảnh cây tre vươn mình trong gió, dù gian khổ vẫn “hát ru lá cành”. Hình ảnh này ca ngợi sức sống mạnh mẽ của cây tre.
(1) Nối:
(2) Điệp ngữ trong khổ thơ cuối khẳng định:
Đáp án: c. Khẳng định sức mạnh của con người Việt Nam, sự trường tồn của dân tộc Việt Nam
(3) Em thích hình ảnh tre không đứng khuất mình bóng râm. Như con người Việt Nam, luôn đương đầu với những khó khăn, không khuất phục trước bất kì thế lực nào. Tre già măng mọc như thế hệ mai sau của người Việt Nam. Lớp trẻ sẽ phát triển và hoàn thiện hơn, tự tin hơn để xây dựng, vun đắp một đất nước Việt Nam mãi tươi đẹp.
7. Tìm hiểu về cốt truyện:
(1) Gắn các thẻ từ ghi những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu vào từng chỗ trống cho đúng thứ tự:
a. Dế Mèn phẫn nộ, an ủi và cùng Nhà Trò đến chỗ bọn nhện |
b. Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá. |
c. Dế Mèn gạn hỏi và nghe Nhà Trò kể tình cảnh khốn khổ của mình. |
d. Bọn nhện sợ hãi phải nghe lời Dế Mèn; Nhà Trò được tự do. |
e. Dế Mèn ra oai, lên án và bắt bọn nhện phải phá vòng vây hãm. |
- Mở đầu
Sự việc 1: ...
- Diễn biến
Sự việc 2:...
Sự việc 3:...
Sự việc 4:...
- Kết thúc
Sự việc 5:...
(2) Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy theo em, cốt truyện là gì?
(3) Cốt truyện gồm những phần nào? Mỗi phần có tác dụng gì?
Mở đầu:
Diễn biến:
Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi và nghe Nhà Trò kể tình cảnh khốn khổ của mình.
Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ, an ủi và cùng Nhà Trò đến chỗ bọn nhện
Sự việc 4: Dế Mèn ra oai, lên án và bắt bọn nhện phải phá vòng vây hãm.
Kết thúc:
Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe lời Dế Mèn; Nhà Trò được tự do.
(2) Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy theo em, cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.(3) Cốt truyện gồm có 3 phần:
Mở đầu: Là sự việc khởi nguồn cho sự việc tiếp theo
Diễn biến: gồm những sự việc chính kế tiếp theo
Kết thúc: là kết quả cuỗi cùng của các sự vật.
1. Xếp các sự việc trong truyện Cây khế sau đây thành cốt truyện và viết vào vở:
a. Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
b. Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
c. Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
d. Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
e. Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
g. Người anh bị rơi xuống biển và chết.
Ta sắp xếp theo thứ tự cốt truyện Cây khế như sau:
1 - b. Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
2 - d. Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
3 - a. Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
4 - c. Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
5 - e. Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
6 - g. Người anh bị rơi xuống biển và chết.
2. Dựa vào cốt truyện ở hoạt động 1, kể tóm tắt câu chuyện Cây khế
TRUYỆN CÂY KHẾ
Ngày xưa có hai anh em nhà nọ cha mẹ mất sớm để lại cho một ngôi nhà ngói và một số ruộng vườn.
Mấy năm sau, hai anh em đều lấy vợ, không thể ở chung với nhau được nữa. Người anh bèn chia gia tài. Vốn tham lam, người anh giành hết ruộng vườn nhà cửa, chỉ chia cho người em một mái nhà gianh và một cây khế.
Vợ chồng người em hiền lành và cần cù, cày thuê cuốc mướn kiếm sống. Cây khế được vun gốc, bón phân, tưới nước, bắt sâu, ngày một tươi tốt, cành lá sum suê tỏa bóng mát một góc sân.
Mùa hè năm ấy, cây khế ra hoa rồi kết quả. Ngày qua tháng lại, trái khế trĩu cành. Những quả khế to năm cánh bóng mượt, vàng óng dần lên. Vợ chồng người em khấp khởi mừng thầm: tiền bán khế sẽ mua được ít nhiều lúa gạo.
Nhưng một buổi sáng tinh mơ, có con chim Đại Bàng ở đâu bay đến cây khế. Chim ăn hết quả chín này đến quả chín khác. Vợ chồng người em lo lắm, không biết làm thế nào. Cả hai vợ chồng cùng thốt lên lời than:
- Cơ nghiệp vợ chồng tôi chỉ có ngần ấy! Chim ăn hết thì biết trông cậy vào đâu khi ngày ba, tháng tám!
Kì lạ thay, con chim lạ cất tiếng nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Mấy ngày sau, đại bàng lại bay đến, xòe rộng đôi cánh, rồi đỗ xuống sân. Chim cất tiếng gọi rối rít. Người em mang theo cái túi ba gang, nhẹ nhàng leo lên mình chim, ôm lấy cổ chim. Đại bàng vỗ cánh bay lên cao.
Chim chở người em bay qua những cánh đồng xanh bát ngát, vượt qua những ngọn đồi, dãy núi điệp trùng, bay dọc theo những dòng sông như dải thát lưng xanh xa dài tít tắp. Lúc bay thấp, lúc bay cao lẩn vào những cồn mây trắng như bông. Rồi chim sải cánh vút qua biển rộng, nước xanh biếc một màu mênh mông. Đại Bàng bay mải miết. Người em say sưa và xúc động trước cảnh đất trời mây nước bao la. Đến non trưa, chim lượn ba vòng rồi đậu xuống một hòn đảo lấp lánh giữa biển.
Một cảnh tượng vô cùng kì lạ hiện ra. Cả một kho báu rực rỡ lấp lánh sắc màu. Bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc tị trân chân, ngọc lam,... đủ hình dáng to nhỏ. Còn vàng khối thì có không biết bao nhiêu mà kể. Như lạc vào cõi thần tiên, người em chỉ biết say sưa ngắm nhìn gần xa. Và khi nghe chim giục, người em chọn mỗi thứ một ít vàng ngọc bỏ vào cái túi ba gang.
Vợ chồng người em trở nên giàu có từ đó.
Người anh biết chuyện, đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy cây khế và mái lều gianh. Mùa khế năm sau, đại bàng lại bay đến ăn quả. Vợ chồng người anh đã chực sẵn bao tháng ngày, vội vàng chạy ra kêu to lên.
Đại bàng cất tiếng:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng người anh bàn bạc mãi. Cuối cùng may một cái túi rõ to, rõ dài, một cái túi chín gang. Rồi đại bàng đúng hẹn bay đến chở người anh bay thẳng một mạch đến đảo vàng. Người anh lóa mắt lên trước núi vàng, núi ngọc. Anh ta nhặt và nhét đầy cái túi to. Anh ta còn nhặt nhiều thỏi vàng dắt vào xung quanh cạp quần. Chim giục mãi, anh ta mới chịu trèo lên lưng chim. Chim đập cánh ba, bốn lần mới bay lên được. Khi ra đến giữa biển, gió mạnh thổi lên, chim mỏi quá nghiêng cánh. Cả cái túi vàng nặng trĩu rơi xuống kéo theo kẻ tham lam xuống đáy biển.
3. Nghe thầy cô kể chuyện " Một nhà thơ chân chính"
CHUYỆN MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
Ngày xưa, ở vương quốc Đa-ghét-xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược. Dưới triều đại ông ta, nhân dân hết sức lầm than. Thế rồi khắp nơi nơi bỗng truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Mọi người dân, từ người lớn đến trẻ con, ai ai cũng say sưa ca bài hát ấy.
Ba hôm sau, tất cả những người đó được giải vào cung, mỗi người phải hát cho nhà vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác.
Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt tấu lên những bài ca tụng trí tuệ sáng láng, trái tim nhân hậu, sức mạnh kì diệu của nhà vua, ánh hào quang chói lọi xung quanh sự nghiệp vĩ đại của ngài. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng không chịu hát.
Nhà vua lệnh thả tất cả, còn ba người này thì đem tống giam vào ngục tối. Ba tháng sau, ngài cho giải họ từ trong ngục ra và phán:
- Thế nào, giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ!
Một trong ba người đó lập tức cất lời ca tụng quốc vương Đa-ghét-xtan. Ông ta được tha ngay. Nhà vua sai đem hai người còn lại đến giàn hỏa thiêu và phán:
- Hãy hát lên cho trẫm nghe. Đây là cơ hội cuối cùng cứu sống các người.
Một trong hai người hát lên một bài ca ngợi nhà vua và cũng được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận, hét lên:
- Trói hắn lại! Nổi lửa lên.
Bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu, nhà thơ cuối cùng bỗng cất tiếng hát. Bài hát vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca phản loạn đã lưu truyền khắp đất nước.
Tiếng hát vang lên, cả hoàng cung rung động cùng với ngọn lửa bừng bừng bốc cháy như giận dữ. Nhà vua bất ngờ thét lên:
- Dập mau lửa đi, dập mau! Cởi trói ngay cho ông ta. Trẫm không thể để mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này!
4. Dựa vào câu chuyện “Một nhà thơ chân chính” đã được nghe thầy cô kể, trả lời câu hỏi:
a. Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
b. Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
c. Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?
d. Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
a. Dân chúng say sưa ca hát bài hát thông thiết, lên án thói hống hách, tàn bạo của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
b. Nhà vua ra lệnh lùng bắt kì được tác giả của bài hát. Khi không tìm ra ai là tác giả, vua hạ lệnh tống giam tất cả nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
c. Mọi người lộ vẻ sợ sệt và bị khuất phục, duy chỉ có một người là không.
d. Nhà vua đã tìm được nhà thơ chân chính độc nhất của vương quốc Đa-ghét-xtan.
6. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
=> Trả lời:
Ý nghĩa của câu chuyện Một nhà thơ chân chính là: Ca ngợi sự thẳng thắn, trung thực của nhà thơ chân chính. Khí phách của ông đã khiến nhà vua khâm phục, kính trọng và thay đổi cách điều hành một đất nước.