Giải tiếng việt 4 VNEN bài 6B: Không nên nói dối

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 4 VNEN bài: Không nên nói dối. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 4.

A. Hoạt động cơ bản

1. Trao đổi với bạn theo gợi ý sau:

a. Bạn đã bao giờ nói dối chưa?

b. Nếu đã từng nói dối thì đó là chuyện gì?

c. Bạn có suy nghĩ gì sau khi nói dối?

=> Trả lời:

Ví dụ:

a. Em đã từng nói dối người lớn

b. Em nói dỗi bố mẹ là đi học nhóm nhưng em lại đi chơi.

c. Sau khi nói dối em cảm thấy có lỗi, em ân hận và tự hứa sẽ không bao giờ nói dối bố mẹ.

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: Chị em tôi

3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A

=> Trả lời:

4. Cùng luyện đọc

5. Chọn đáp án đúng đế trả lời thành câu:

(1) Để được đi xem phim, cô chị đã làm điều gì không tốt?

a. Đi học ở trường nhưng bỏ về sớm.

b. Đi học nhóm nhưng bỏ về sớm.

c. Nói dối ba là đi học nhóm.

(2) Vì sao đang xem phim ở rạp, cô chị lại bỏ về?

a. Tức giận khi thấy em gái bỏ học đi xem phim.

b. Ân hận đã nói dối ba là đi học nhóm.

c. Sợ ba trách mắng về tội nói dôi.

(3) Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?

a. Mách với ba việc chị mình nói dối.

b. Cũng nói dối ba bỏ học đi chơi.

c. Giả vờ đi tập văn nghệ để đi xem phim.

(4) Vì sao cách làm của cô em lại giúp được chị tỉnh ngộ?

a. Vì nghĩ rằng nếu nói dối nừa ba sẽ không tin.

b. Vì chị tự thấy mình làm gương xấu cho em và làm ba buồn.

c. Vì không muốn bị em phát hiện.

=> Trả lời:

(1) Để được đi xem phim, cô chị đã làm điều không tốt là:

Đáp án đúng là: c. Nói dối ba là đi học nhóm.

(2) Đang xem phim ở rạp, cô chị lại bỏ về vì:

Đáp án đúng là: a. Tức giận khi thấy em gái bỏ học đi xem phim.

(3) Để chị mình thôi nói dối cô em đã:

Đáp án đúng là: c. Giả vờ đi tập văn nghệ để đi xem phim.

(4) Cách làm của cô em lại giúp được chị tỉnh ngộ vì:

Đáp án đúng là: b. Vì chị tự thấy mình làm gương xấu cho em và làm ba buồn.

B. Hoạt động thực hành

1. Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã nghe, đã đọc

=> Trả lời:

Lòng tự trọng là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam có từ xa xưa, phẩm chất này được thể hiện qua một số câu tục ngữ như: “Giấy rách phải giữ lấy lề” hay “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mỗi người cần phải có lòng tự trọng để tự làm đẹp cho nhân cách của mình. Và câu chuyện em kể dưới đây là một ví dụ tiêu biểu thể hiện tinh thần tự trọng.

Hôm nay có buổi học thể dục. Thầy giáo (lẫn chúng tôi đến bên một cái cột cao, thẳng đứng. Chúng tôi phải leo lên đến trên cùng, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.

Đẽ-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ. Xtác-đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây. Ga-rô-nê leo dễ như không. Tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai vì cậu khỏe chẳng khác gì một con bò mộng non.

Đến lượt Nen-li. Bạn này được miễn học thể dục vì bị tật từ nhỏ, nhưng cố xin thầy cho được tập như mọi người.

Nen-li bắt đầu leo một cách rất chật vật. Mặt cậu đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống. Nhưng cậu vẫn cố sức leo. Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất, vừa luôn miệng khuyến khích: “Cố lên! cố lên!”.

Nen-li rướn người lên và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay. “Hoan hô! Cố tí nữa thôi!” - Mọi người reo lên. Lát sau, Nen-li đã nắm chặt được cái xà.

Thầy giáo nói: “Giỏi lắm! Thôi, con xuống đi!” Nhưng Nen-li còn muốn đứng lên cái xà như những người khác.

Sau vài lần cố gắng, cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, nhưng mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi.

Vậy đấy, lòng tự trọng đã giúp Nen-li đạt được mục đích của mình trong buổi học thể dục. 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 4 tập 1 VNEN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net