1. Chơi trò chơi: Thi tìm nhanh từ có tiếng "tự"
Các đội chơi tìm nhanh từ có tiếng "tự" và viết vào bảng nhóm hoặc giấy khổ to. Hết thời gian chơi, đội nào tìm được nhiều từ hơn sẽ thắng cuộc.
Những tiếng có chữ "tự" là:
Tự giác
Tự túc
Tự hào
Tự lập
Tự ti
Tự trọng
3. Sắp xếp các từ: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái vào hai nhóm, viết vào vở
a. Các từ chỉ tính tốt
b. Các từ chỉ tính xấu
a. Các từ chỉ tính tốt: tự tin, tự trọng, tự hào.
b. Các từ chỉ tính xấu: tự ti, tự kiêu, tự ái.
4. a. Chọn từ nào trong ngoặc đơn cho mỗi chỗ trống?
Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo: “Minh là một học sinh có lòng (1) .... " Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không (2)... Minh giúp đờ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm, (3)... nhất cũng dần dần thấy (4)... hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự ái. Lớp 4A chúng em rất (5).... về bạn Minh.
(Từ để chọn: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào).
b. Đọc lại đoạn văn, xét xem từ chọn điền đã đúng với mỗi chỗ trống và đúng với cả đoạn văn chưa
c. Viết vào vở theo mẫu: M: (1) tự trọng
Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo: “Minh là một học sinh có lòng (1) tự trọng " Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không (2) tự kiêu.
Minh giúp đờ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm, (3) tự ti nhất cũng dần dần thấy (4) tự tin hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự ái. Lớp 4A chúng em rất (5) tự hào về bạn Minh.
5. Viết các từ trong ngoặc đơn vào mỗi cột thích hợp trong bảng nhóm.
(trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm)
Từ ghép có tiếng trung có nghĩa là “ở giữa” | Từ ghép có tiếng trung có nghĩa là “một lòng một dạ” |
M: trung thu | M: trung thành |
=> Trả lời:
Từ ghép có tiếng trung có nghĩa là “ở giữa” | Từ ghép có tiếng trung có nghĩa là “một lòng một dạ” |
M: trung thu Trung bình, trung thu, trung tâm | M: trung thành Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên |
6. Đặt câu với một từ đã cho ở hoạt động 5 và viết vào vở
=> Trả lời:
Lũ trẻ trong xóm háo hức đi rước đèn trung thu
Do mải chơi nên em học kì này em chỉ đạt điểm trung bình
Bạn Tuấn là một học sinh trung thực
Nhân dân ta luôn trung thành với Đảng và Nhà nước.
1. Nghe thầy cô kể chuyện Ba lưỡi rìu
2. Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu
Tranh 1: Ngày xưa, ngôi làng nọ có một anh tiều phu hiền lành, chất phác. Một hôm, khi đốn củi, anh làm rơi lưỡi rìu bằng sắt xuống sông.
Tranh 2: Thấy anh ngồi khóc, một ông lão tóc bạc phơ hiện ra và hứa sẽ giúp anh vớt lưỡi rìu lên.
Tranh 3: Lần đầu, cụ vớt được lưỡi rìu bằng vàng. Anh thanh niên bảo không phải của anh.
Tranh 4: Lần thứ hai, cụ lại vớt được lưỡi rìu bằng bạc. Anh thanh niên buồn bã vì đó vẫn không phải lưỡi rìu của anh.
Tranh 5: Lần này, ông cụ vớt lên lười rìu bằng sắt khiến anh mừng rỡ vì đó chính là của anh.
Tranh 6: Cụ già khen anh thật thà và tặng cho anh cả hai lưỡi rìu vàng và bạc.
3. Kể lại toàn bộ câu chuyện "Ba lưỡi rìu".
Gần khu rừng nọ, một anh tiều phu rất nghèo nhưng thật thà, ngay thẳng. Gia sản của anh ngoài một chiếc rìu sắt để kiếm sống thì chẳng còn thứ gì khác đáng giá. Sáng ấy, như thường lệ chàng vác rìu vào rừng kiếm củi. Vừa chặt được vài nhát thì rìu gãy cán, văng luôn lưỡi rìu xuống dòng sông bên cạnh. Anh tiều phu buồn rầu than vãn: “Ta chỉ có một chiếc rìu để kiếm sống, giờ đã mất, biết sống sao đây!”. Nghe lời than vãn tội nghiệp của anh tiều phu, tiên ông biến thành một ông cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống gậy xuất hiện an ủi:
- Thôi con đừng buồn nữa! Ta sẽ giúp con tìm lại rìu.
Anh tiều phu chưa hết ngạc nhiên thì cụ già đã lặn xuống sông. Lần thứ nhất, cụ vớt lên một cây rìu bằng vàng. Trông nó mới đẹp và quý giá lằm sao! Ánh sáng của nó tỏa ra như một vầng hào quang rực rỡ. Cụ già liền hỏi anh tiều phu:
- Rìu này là của con phải không?
- Không! Thưa cụ, cái rìu này không phải của con.
Cụ già lại lặn xuống. Lần thứ hai, cụ vớt lên một cái rìu bằng bạc. Ánh sáng của nó tỏa lấp lánh. Cụ lại hỏi:
- Chắc cái rìu này là của con?
- Thưa cụ, cái này cũng không phải của con.
Như hiểu ý, cụ già lại lặn xuống sông lần nữa. Lần thứ ba, cụ vớt lên một cái rìu bằng sắt. Trông cái rìu cũ kĩ, xấu xí. Cụ già tiến lại gần anh tiều phu và đưa chiếc rìu cho anh ngắm nghía thật lâu, rồi anh thưa:
- Đây đúng là chiếc rìu của con vừa đánh rơi!
Cụ già tươi cười trao chiếc rìu cho anh tiều phu. Anh quỳ xuống cảm ơn và đưa hai tay đỡ chiếc rìu. Cụ già xoa đầu và khen:
- Con là người thật thà! Con không tham lam những gì không phải của mình. Vì thế phần thưởng cho tấm lòng trung thực của con là ba chiếc rìu vừa vớt lên.
- Cụ đã giúp con tìm lại chiếc rìu sắt là đủ rồi. Con không dám nhận hai chiếc rìu kia vì nó không phải là của con.
Cụ già tốt bụng biến mất để lại ba chiếc rìu cho anh tiều phu. Từ đó, anh tiều phu sống trong sung sướng.