1. Quan sát tranh và cùng đoán xem vì sao cậu bé đeo đôi giày và những người trong tranh đều rất vui?
Quan sát bức tranh em thấy:
Cậu bé quàng đôi giày màu xanh trên cổ mặt rất vui vì cậu bé vừa được tặng đôi giày mà cậu ấy mơ ước từ lâu.
Cô giáo và các bạn nhỏ cũng rất vui vì vận động được bạn nhỏ đến trường đi học.
2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc
5. Thảo luận để trả lời câu hỏi:
(1) Những câu văn nào tả vẻ dẹp của đôi giày ba ta?
(2) Nhân vật “tôi” (chị phụ trách) đã làm gì dể dộng viên cậu bé Lái ngày đầu đến lớp?
(3) Vì sao chị phụ trách lại chọn đôi giày ba ta làm quà tặng Lái trong buổi đầu câu đi hoc?
a. Vì từ bé, chị đã rất thích đôi giày ba ta màu xanh nước biển.
b. Vì chị thấy Lái không có giày dép, phải đi chân đất đến lớp.
c. Vì chị thấy người anh họ của chị hồi bé cũng thích giày ba ta.
d. Vì biết Lái thích đôi giày ba ta và muốn đem lại niềm vui cho cậu.
(4) Hai câu cuối bài nói lên điều gì?
a. Lái xúc động và vui sướng vì cậu đã từng mơ ước có đôi giày ba ta màu xanh.
b. Lái lo lắng không biết đôi giày mới có vừa với chân mình không.
c. Lái không thích đi giày vì cậu đã quen đi chân đất.
d. Lái chưa muốn đi giày để có thể chạy nhảy thoải mái.
(1) Những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta là: Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.
(2) Để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu đến lớp, chị Tổng phụ trách đã quyết định chọn đôi giày ba ta màu xanh để thưởng cho Lái.
(3) Chị phụ trách lại chọn đôi giày ba ta làm quà tặng Lái trong buổi đầu cậu đi học vì:
Đáp án: d. Vì biết Lái thích đôi giày ba ta và muốn đem lại niềm vui cho cậu.
(4) Hai câu cuối bài nói lên điều:
Đáp án: a. Lái xúc động và vui sướng vì cậu đã từng mơ ước có đôi giày ba ta màu xanh.
4. Đọc lại bài Đôi giày ba ta màu xanh và cho biết:
Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
=> Trả lời:
Đọc bài đôi giày ba ta màu xanh:
Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian.
Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò thể hiện sự tiếp nối về thời gian, liên kết đoạn trước với đoạn sau của câu chuyện, giúp cho câu chuyện có mạch lạc.
5. Kể lại một đoạn của câu chuyện em đã học, trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian. Viết đoạn văn đó vào vở.
Lưu ý:
Kể các sự việc đúng trình tự trước sau
Dùng các từ ngữ chỉ thời gian ở đầu mỗi đoạn
=> Trả lời:
Ví dụ mẫu:
Ngày xưa, vương quốc Đa-ghet-xtan được trị vì bởi một ông vua nổi tiếng bạo ngược. Cuộc sống của nhân dân lầm than; đến nỗi có một bài hát lên án sự tàn bạo của ông mà mọi người từ già đến trẻ đều thuộc và ca hát say sưa.
Một ngày nọ, bài hát đến tai nhà vua. Lập tức, ông xuống lệnh tìm cho ra tác giả của bài hát. Lùng sục mãi vẫn không tìm được, vua sai bắt giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
Ba hôm sau, vua cho giải họ vào cung và yêu cầu mỗi người hãy hát bản nhạc do chính mình sáng tác. Các lời ca, tiếng nhạc lần lượt được tấu lên với nội dung ca ngợi trí tuệ hơn người, trái tim nhân hậu và sức mạnh quyền uy của đức vua. Đặc biệt, chỉ có ba nhà thơ không hát. Vua ra lệnh tống giam cả ba vào ngục tối và thả tất cả nhừng người kia.
Ba tháng sau, cả ba nhà thơ được giải đến vua. Một trong ba nhà thơ cất lời ca tụng đức vua và được thả ngay. Hai người còn lại bị đưa lên giàn hỏa, chuẩn bị hành hình. Một trong hai người lên giàn hỏa bỗng hát lên bài hát ca tụng nhà vua và được thả tức khắc.
Nhà thơ thứ ba vẫn im lặng. Sự im lặng ấy khiến nhà vua không kềm được cơn giận dữ và ra lệnh nổi lửa. Ngọn lửa vừa bốc lên, nhà thơ đã cất tiếng hát. Bài hát vạch trần bộ mặt tàn ác, giả dối của vua. Tiếng hát dũng cảm vang lên với những lời ca trung thực, thẳng thắn, không khuất phục trước ngọn lửa tàn bạo đã rung động cả hoàng cung. Nhà vua lập tức thét quân lính cởi trói cho nhà thơ và dập tắt ngay ngọn lửa.
Cuối cùng, nhà vua đã tìm ra được một nhà thơ chân chính của đất nước.