Giải tiếng việt 4 VNEN bài 11C: Cần cù, siêng năng

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 4 VNEN bài: Cần cù, siêng năng. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 4.

A. Hoạt động cơ bản

1. Tìm từ ngữ miêu tả hình dáng, kích thước và đặc điểm của các sự vật trong tranh dưới đây:

=> Trả lời:
  • Hình 1: Đây là bức tranh về căn nhà rông của các dân tộc ít người. Thông qua bức tranh ta thấy đây là căn nhà cao to, rộng rãi.

  • Hình 2: Đây là bức tranh về một con sông buổi hoàng hôn xuống, in tĩnh, tĩnh lặng.

2. Tìm hiểu về tính từ

a. Đọc câu truyện sau: Cậu học sinh ở Ác-boa

b. Thực hiện yêu cầu nêu trong phiếu học tập: Tìm và ghi vào chỗ trống các từ ngữ trong truyện trên miêu tả:

Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i:

Màu sắc của sự vật:

  • Những chiếc cầu:

  • Mái tóc của thầy Rơ-nê:

Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật:

  • Thị trấn:

  • Vườn nho:

  • Những ngôi nhà:

  • Dòng sông:

  • Da của thầy Rơ-nê:

=> Trả lời:

Tính tình, tư chất của Lu-i: chăm chỉ, giỏi.

Màu sắc của sự vật:

  • Những chiếc cầu: trắng phau.

  • Mái tóc của thầy Rơ-nê: ngả màu xám

Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật:

  • Thị trấn: nhỏ

  • Vườn nho: con con

  • Những ngôi nhà: nhỏ bé, cổ kính

  • Dòng sông: hiền hòa

  • Da của thầy Rơ-nê: nhăn nheo

c. Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?

d. Những từ em tìm được là tính từ. Vậy tính từ là gì?

=> Trả lời:

c. Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ "đi lại"

d. Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái

3. Tìm và viết vào vở các tính từ có trong hai đoạn văn sau:

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng. Ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.

(Theo Võ Nguyên Giáp)

b. Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biến khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điếm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.

(Bùi Hiển)

=> Trả lời:

 Đoạn aĐoạn b
Tính từ

gầy gò, cao, sáng, thưa,

cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn,

điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.

sớm, quang, sạch bóng,

xám, trắng, xanh, dài, hồng,

to tướng, ít, dài, thanh mảnh.

 B. Hoạt động thực hành

1. Đọc câu chuyện sau: Rùa và thỏ

2. Tìm hiểu cách viết đoạn mở bài trong bài văn kể chuyện

a. Tìm đoạn mở bài trong câu chuyện Rùa và Thỏ

b. Cách mở bài sau đây có gì khác với cách mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ?

Trong muôn loài, rùa vốn nối tiếng là chậm chạp, còn thỏ thì chạy nhanh như bay. Thế mà có một con rùa dám chạy thi với thỏ và thắng cả thỏ. Vì sao có chuyện ngược đời như vậy? Sau đây, em xin kể đầu đuôi câu chuyện ấy.

=> Trả lời:

a. Đoạn mở bài trong câu chuyện Rùa và Thỏ là: "Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy".

b. Ở mở bài của câu chuyện Rùa và Thỏ, tác giả dẫn ngay vào trực tiếp của câu chuyện, còn cách mở bài trên không kể ngay vào sự việc, mở đầu câu chuyện thay vì dẫn vào trực tiếp tác giả đã nhắc đến chuyện muôn loài rồi từ từ dẫn vào câu chuyện định kể. 

3. Đọc các mở bài sau và trả lời câu hỏi:

Mỗi đoạn mở bài dưới đây được viết theo cách nào?

a. Có một con rùa sống trên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.

b. Xưa nay, người cậy tàI giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa và Thỏ chứng minh điều đó.

c. Đầu năm học vừa qua, lớp em có mấy bạn vì chủ quan, lười biếng nên kết quả học tập sút kém hẳn so với hồi lớp ba. Cô giáo bèn kể chuyện Rùa và Thỏ để khuyên các bạn phải cố gắng, chăm chỉ. Câu chuyện này như sau:

d. Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh như bọn thỏ chúng tôi? Thấy bóng chúng tôi trên đường đua thì hươu, nai còn phải kiêng dè, chưa nói gì tới bác trâu hay chị lợn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu đuôi thế này:

=> Trả lời:

CâuCách mở bài
aMở bài trực tiếp
bMở bài gián tiếp
cMở bài gián tiếp
dMở bài gián tiếp

 4. Viết đoạn văn mở bài theo cách gián tiếp cho bài văn kể chuyện Bàn chân kì diệu

=> Trả lời:

Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần Bác gửi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy. Vậy Ký đã nghị lực như thế nào? Mời các bạn cùng đến với câu chuyện "Bàn chân kì diệu".

C. Hoạt động ứng dụng

Một người nêu một từ ngữ chỉ sự vật, trạng thái. Người kia nói nhanh các tính từ có thể kết hợp được với từ ngữ đó. Ai tìm được nhiều tính từ sẽ thắng cuộc.

=> Trả lời:

  • Hòn đá -> cứng rắn

  • bầu trời -> xanh dương

  • đám mây -> trắng tinh

  • cây cau -> cao vút

  • sân trường -> thoáng đãng

  • ngôi nhà -> xinh đẹp

  • đồng lúa -> bát ngát

  • biển cả -> mênh mông.

  • ruộng muối -> trắng tinh

  • nước biển -> mặn chát

  • quả ớt -> đỏ chót

  • điện thoại -> mới tinh

  • cơn mưa -> tầm tã

  • ngọn đồi -> thoai thoải

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 4 tập 1 VNEN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net