1. Kể về một bức tranh mà em đã vẽ
a. Bức tranh đó được vẽ khi em mấy tuổi?
b. Bức tranh đó em vẽ gì? Vẽ tặng ai?
c. Em có thích bức tranh đó không? Vì sao?
Bức tranh mà em nhớ nhất đó là bức tranh em vẽ tặng mẹ nhân dịp mẹ bước sang 35 tuổi.
a. Bức tranh đó em vẽ lúc 7 tuổi, lúc đó em còn học lớp 2
b. Bức tranh đó em vẽ một người mẹ được một người bố tặng một hộp quà và người con gái tặng một bó hoa khi cả nhà đang cùng ngồi bên mâm cơm.
c. Đó là bức tranh mà em thích nhất và nhớ nhất. Vì đó không chỉ là bức tranh em thể hiện tình cảm với mẹ mà còn là bức tranh đầu tiên em dự thi và được nhận giải ba của trường. Từ thời điểm đó em trở nên có niềm yêu thích môn vẽ hơn.
2- 3 - 4. Đọc hiểu, giải nghĩa, luyện đọc
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán ?
Thầy Vê-rô-ki-ô nói gì khi thấy Lê-ô-nác-đô tỏ vẻ chán ngán?
Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để làm gì ?
=> Trả lời:
Trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán vì suốt mười mấy ngày đầu, cậu phải vẽ rất nhiều trứng.
Khi thấy Lê-ô-nác-đô tỏ vẻ chán ngán, thầy Vê-rô-ki-ô đã nói với cậu bé rằng: Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ. Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được.
Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả trên giấy vẽ chính xác.
6. Hỏi - đáp:
Hỏi: - Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào?
Đáp: - ...
Hỏi: - Theo bạn, nguyên nhân nào khiến Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng?
Đáp: - ...
Hỏi: - Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
Đáp: - ...
Hỏi: - Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào?
Đáp: - Lê-ô-nác-đô đa.Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới, là niềm tự hào cùa toàn nhân loại. Đồng thời, ông còn là nhà điêu khắc, kiên trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.
Hỏi: - Theo bạn, nguyên nhân nào khiến Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng?
Đáp: - Nguyên nhân khiến Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng chính là do ông có tài bẩm sinh, được đào tạo bởi một danh họa và miệt mài khổ luyện trong nhiều năm.
Hỏi: - Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
Đáp: - Trong các nguyên nhân đó, sự khổ công luyện tập của ông là quan trọng nhất.
7. Tìm hiểu kết bài trong bài văn kể chuyện:
a. Đọc lại truyện Ông Trạng thả diều và tìm đoạn kết bài của truyện?
b. Thêm vào cuối truyện một lời đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài?
c. So sánh cách kết bài của truyện Ông Trạng thả diều và cách kết bài em viết.
a. Đoạn kết của truyện ông trạng thả diều là:
Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
b. Thêm vào cuối truyện một lời đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài:
Qua câu chuyện ông trạng thả diều em học tập được một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, nhẫn nại và giàu nghị lực trên đường học vấn. Đồng thời em cũng rút ra cho mình một bài học: "Ai luôn nỗ lực vươn lên thì người ấy sẽ đạt được điều mà mình mong muốn".
c. Cách kết bài của truyện Ông Trạng thả diều và cách kết bài em viết là hai cách hoàn toàn khác nhau.
Cách kết bài của truyện chỉ dừng lại ở kết quả của câu chuyện
Cách kết bài thêm vào cuối truyện là một lời bình luận, suy nghĩ, bài học kinh nghiệm mà bản thân em đã đúc rút được sau khi đọc câu chuyện này.
1. Đọc các kết bài của truyện Rùa và thỏ dưới đây và trả lời câu hỏi: Mỗi đoạn kết bài dưới đây được viết theo cách nào?
a. Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngấng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cố mà chạy. Nhưng muộn mất rồi, rùa đã tới đích trước nó.
b. Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhơ nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mình mà chủ quan, biêng nhác.
c. Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nêm mùi thất bại trước chú rùa có quyết tâm cao.
d. Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ: không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.
e. Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy thi với rùa, tôi vần đỏ mặt vì xấu hố. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.
=> Trả lời:
Câu | Cách kết bài |
a | Kết bài không mở rộng |
b | Kết bài mở rộng |
c | Kết bài mở rộng |
d | Kết bài mở rộng |
e | Kết bài mở rộng |
2. Viết đoạn kết bài của truyện Một người chính trực hoặc truyện Nỗi dằn vặt của An-drây-ca theo cách kết bài mở rộng.
=> Trả lời:
Tô Hiến Thành tâu: " Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá." Câu chuyện giúp chúng ta hiểu: người chính trực làm gì cũng theo lẽ phải, luôn đặt việc công, đặt lợi ích của đất nước lên trên tình riêng.
Sự dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý của em: tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
3. Chuẩn bị kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống
=> Trả lời:
Câu chuyện “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi
Hầu hết các doanh nhân giàu có trên thế giới đều nói rằng thành công của họ đều bắt đều từ một cơ hội, một chút may mắn và rất nhiều nghị lực. “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi cũng đã bắt đầu như thế.
Bưởi xuất thân nghèo khổ. Ông mồ côi cha từ bé, phải theo mẹ bán hàng rong. May mắn, nhờ khôi ngô và tư chất thông minh, ông được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.
Năm hai mươi mốt tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư ký cho một hãng buôn. Một thời gian sau, ông kinh doanh độc lập. Ông kinh doanh đủ các ngành: lâm sản (gỗ), nông sản (ngô), rồi mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ… Ông trải qua nhiều gian nan thất bại, có lúc phá sản nhưng không nản chí.
Nhận thấy việc vận chuyển hàng hoá và đi lại của người dân chủ yếu bằng đường thủy vì nước ta sông ngòi nhiều, bờ biển dài và rộng, ông quyết định mở công ty vận tải đường thủy. Thời bấy giờ, việc kinh doanh ngành này tập trung trong tay các chủ tàu giàu có người Hoa. Để có nhiều khách hàng và khuếch trương tên tuổi hãng tàu do mình thành lập, ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu phục vụ khách của ông, ông dán biểu ngữ: “Người ta thì đi tàu ta” và cho treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Khách đi tàu ủng hộ ông rất nhiều, khách mỗi ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Để đảm bảo an toàn cho tàu và khách, ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Công ty đường thủy của ông ngày một thịnh vượng, số lượng tàu lên đến ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ đều mang những cái tên theo lịch sử Việt Nam như; Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị…
Trong vòng mười năm, Bạch Thái Bưởi trở thành “một bậc anh hùng kinh tế”, được mọi người vị nể, đánh giá cao.
Ông Bạch Thái Bưởi có nhiều nghị lực vượt khó khăn. Ông là một doanh nhân yêu nước, là người khởi đầu cho ngành đường thủy nước ta ngày càng mở rộng. Em rất cảm phục nghị lực của ông, ngưỡng mộ và nguyện noi gương ông học tập tốt để trở thành người kinh doanh giỏi sau này.