Giải tiếng việt 4 VNEN bài 18B: Ôn tập 2

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 4 VNEN bài: Ôn tập 2. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 4.

1. Kể về các trò chơi dân gian mà em biết

  • Xem một số bức ảnh về các trò chơi dân gian (sgk trang 194)

  • Nói xem trong mỗi bức ảnh đó là trò chơi gì. Thường diễn ra ở đâu? Vào lúc nào?

=> Trả lời:

TranhTrò chơi gì?Diễn ra ở đâu?Vào lúc nào?
1ô ăn quansân trườnggiờ ra chơi
2rước đèn trung thusân đình, nhà văn hóađêm rằm tháng tám
3múa lânđường phố, làng quê,dịp lễ hội, dịp tết, trung thu...
4nhảy cao theo bậclàng quêvui chơi giải trí
5chọi trâuỞ miền quêdịp lễ hội
6đua thuyềnỞ miền quêdịp lễ hội

3. Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:

Chúng tôi dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.

Viết kết quả vào bảng nhóm theo mẫu:

Danh từM. thị trấn, .....
Động từM. đeo,......
Tính từM. nhỏ,......

=> Trả lời:

Danh từchiều, xe, thị trấn, nắng, phố huyện, em bé, Hmông, mắt, mí, Tu Dí, Phù Lá, cổ, móng hổ, quần áo, sân.
Động từ dừng lại, đeo, chơi đùa.
Tính từnhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.

4. Đặt câu hỏi cho bộ phận vị ngữ trong các câu của đoạn văn ở hoạt động 3

=> Trả lời:

Đặt câu:

  • Chúng tôi làm gì?

  • Nắng phố huyện như thế nào?

  • Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Hí, Phù La như thế nào?

5. Nghe thầy cô đọc, viết bài thơ vào vở: Đôi que đan

=> Trả lời:

Mũ đỏ cho bé               Từng mũi, từng mũi

Khăn đen cho bà          Cứ đan, đan hoài

Áo đẹp cho mẹ             Sợi len nhỏ bé

Áo ấm cho cha             Mà nên rộng dài

Từ đôi que nhỏ           

Từ tay chị nữa             Em cũng tập đây

Dần dần hiện ra…        Mũi lên, mũi xuống

                                   Ngón tay, bàn tay

Ôi đôi que đan            Dẻo dần, đỡ ngượng

Sao mà chăm chỉ

Sao mà giản dị

Sao mà dẻo dai…

6. Cho đề bài: "Tả một đồ dùng học tập của em", hãy:

a. Quan sát một đồ dùng học tập mà em yêu thích.

b. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ dùng học tập ấy

c. Viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp

d. Viết đoạn kết bài theo kiểu mở rộng.

=> Trả lời:

a. Đồ dùng học tập mà em thích nhất đó là: Chiếc bút máy

b. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả:

Mở bài: Giới thiệu đồ dùng học tập

  • Cây bút máy

  • Ba em tặng nhân ngày khai giảng năm học mới.

Thân bài: Tả cây bút máy

  • Tả bao quát bên ngoài: 

    • Hình dáng: thon, mảnh, dài khoảng 20cm

    • Chất liệu: nhựa cao cấp,

    • Màu sắc: màu xanh da trời, nắp bút đậy rất kín.

    • Trang trí: Hình bông hoa trên bút, thanh cài trên đầu bút bằng thép mạ vàng.

  • Tả các bộ phận bên trong:

    • Ruột bút to hơn bút bi, mềm nhũn, mỗi lần hết mực chỉ cần bóp nhẹ đầu ruột bút để hút mực lên.

    • Ống kim loại mỏng bao bọc ruột bút.

    • Ngòi viết sáng loáng được gắn chung với lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút....Khi viết tạo ra nét chữ đẹp và mềm mại.

Kết bài: Em rất yêu quý cây bút, gìn giữ nó rất cẩn thận, không bỏ quên, viết xong là đậy nắp lại. Nó là kỷ vật của ba em tặng em.

c. Viết mở bài theo kiểu gián tiếp

Là một học sinh, hẳn ai cũng có rất nhiều đồ dùng học tập gắn bó với mình nào là sách vở, bút thước....Và trong số những đồ dùng đó, em có dành một tình cảm đặc biệt đối với chiếc bút máy. Bởi đó là món quà mà bố đã gửi tặng từ hải đảo xa xôi nhân dịp em vào năm học mới.

d. Viết kết bài theo kiểu mở rộng

Chiếc bút không phải là món quà đắt giá hay cao sang. Nhưng đó là tấm lòng của bố là vật mà bố đã gửi gắm vào đó nhiều mong muốn. Như bố đã từng viết trong thư: "Con gái à, hãy dùng chiếc bút này để tạo nên những bài học hay, những câu văn đẹp để trở thành một học sinh giỏi, một người con ngoan con nhé". Vì vậy, em sẽ sử dụng và cất giữ nó cẩn thận để nó theo em luôn đồng hành cùng em trong hành trình phía trước.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 4 tập 1 VNEN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net