Giáo án đạo đức 3 kết nối tri thức

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn đạo đức lớp 3 bộ sách " Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 2345. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án đạo đức 3 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 3 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 3 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 3 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 3 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 3 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 3 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 3 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án đạo đức 3 kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

BÀI 1: CHÀO CỜ  VÀ HÁT QUỐC CA

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
  • Thực hiện được sự nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC 2 KNTT SOẠN CHI TIẾT:

Năng lực riêng:

  • Hình thành và phát triển lòng yêu nước.
  • Biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực khi chào cờ và hát Quốc ca.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu đất nước.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài đọc.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

CÁC GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC 3 KNTT KHÁC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV cho HS nghe bài hát Lá cờ Việt Nam (sáng tác: Lý Trọng – Đỗ Mạnh Thường)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Theo em, bài hát nói về điều gì?

+ Chia sẻ cảm xúc của em khi nghe/hát bài hát đó?

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

- GV dẫn dắt vào bài học: Để nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam và thực hiện được nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Chào cờ và hát Quốc ca.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam

a. Mục tiêu: HS nhận biết được Quốc hội, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc đoạn hội thoại SGK tr.6.

- GV yêu cầu 1-2 HS trả lời câu hỏi: Đoạn hội thoại có nội dung gì?

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Quốc hiệu của nước ta là gì?

+ Hãy mô tả Quốc kì Việt Nam?

+ Nêu tên bài hát và tác giả Quốc ca Việt Nam.

+ Vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca?

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, mở rộng:

+ Quốc hiệu là tên một nước.

+ Quốc kì là lá cờ của một quốc gia.

+ Quốc ca là bài hát ca ngợi truyền thống của một dân tộc.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn: Cho HS quan sát, nhận diện thêm Quốc kì của một số quốc gia khác. Bạn nào nhận diện được nhiều và nhanh nhất Quốc kì của các quốc gia, bạn đó là người chiến thắng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm khi chào cơ và hát Quốc ca

a. Mục tiêu: HS biết những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát tranh 1, 2, 3 SGK tr.6, 7 và trả lời câu hỏi:

+ Khi chuẩn bị chào cờ, em cần phải làm gì?

+ Khi chào cờ, em cần giữ tư thế như thế nào?

+ Khi chào cờ, em cần hát Quốc ca như thế nào?

 

 

 

 

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, kết luận.

- GV cho HS xem video chào cờ và hát Quốc ca.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố tri thức, kĩ năng vừa khám phá, điều chỉnh hành vi lệch chuẩn khi chào cờ và hát Quốc ca.

b. Cách tiến hành

Bài tập 1: Nhận xét hành vi

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu câu Bài tập 1: Em đồng tình hoặc không đồng tình với tư thế, hành vi của bạn nào trong bức tranh sau? Vì sao?

- GV chia lớp thành các nhóm (4-6HS/nhóm), hướng dẫn HS: Hãy quan sát trong bức tranh, bạn học sinh nào có tư thế, hành vi đúng/ chưa đúng khi chào cờ?

- GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, kết luận.

Bài tập 2: Đưa ra lời khuyên cho bạn

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu câu Bài tập 2: Em sẽ khuyên bạn điều gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đóng vai và đưa ra lời khuyên cho bạn.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

- GV nhận xét, kết luận.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS thể hiện thái độ, hành vi đúng khi chào cờ và hát Quốc ca.

b. Cách tiến hành

Chia sẻ những việc em cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 1: Hãy chia sẻ những việc em cần thực hiện khi chào cờ và hát Quốc ca.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, kể nhanh, gọn những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận.

Vẽ và tô màu lá cờ Việt Nam

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2: Vẽ và tô màu lá cờ Việt Nam.

- GV hướng dẫn HS cách tô màu, vẽ lá cờ Việt Nam và yêu cầu HS thực hành hoạt động ở nhà.

Em cùng các bạn tập chào cờ và hát Quốc ca

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 3: Em cùng các bạn tập chào cờ và hát Quốc ca

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4HS/nhóm) và hướng dẫn HS: Một bạn cầm cờ, nột bạn hô, hai bạn chào cờ và hát Quốc ca. Cá bạn lần lượt đổi vị trí cho nhau.

- GV mời một số nhóm thực hành hoạt động chào cờ và hát Quốc ca.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu HS tập hát thêm Quốc ca tại lớp và ở nhà.

- GV nêu thông điệp bài học:

Nghiêm trang chào lá Quốc kì

Sao vàng dẫn lối em đi giữa đời

Quốc ca vang vọng đất trời

Tự hào nhắc nhở em người Việt Nam.

 

 

 

 

- HS lắng nghe bài hát.

 

- HS trả lời.

+ Bài hát nói về hình ảnh lá cờ, ý nghĩa của lá cờ Tổ quốc.

+ Cảm xúc khi nghe bài hát:

·        Ghi nhớ hình ảnh lá cờ: đặt trên nền đỏ có ngôi sao vàng năm cánh.

·        Để có được lá cờ Việt Nam như ngày hôm nay dân tộc ta đã phải trải qua những năm tháng đấu tranh quyết liệt, khó khăn.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc đoạn hội thoại.

 

- HS trả lời: Đoạn hội thoại nói về cuộc trò chuyện giữa bố và Nam. Sự thích thú và hào hứng của Nam khi được học về Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.

- HS thảo luận theo cặp đôi.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Quốc hiệu của nước ta là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Quốc kì của Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng.

+ Quốc ca của Việt Nam là bài hát Tiến quân ca do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.

+ Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca là thể hiện tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào dân tộc.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi.  

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi:

+ Khi chuẩn bị chào cờ, em cần chỉnh sửa lại trang phục, bỏ mũ, nón.

+ Khi chào cờ, em cần giữ tư thế nghiêm trang, dáng đứng thẳng, mắt nhìn cờ Tổ quốc (có thể đặt tay phải lên trước ngực).

+ Khi chào cờ, em cần hát Quốc ca to, rõ ràng, trôi chảy, diễn cảm.

- HS xem video.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu Bài tập 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm, quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời:

+ Hành vi đúng: 4 bạn đứng đầu hàng có tư thế nghiêm trang khi chào cờ.

+ Hành vi sai: 2 bạn nữ đứng đằng sau nói chuyện với nhau, 1 bạn nam đội mũ áo quần xộc xệch, bạn nam bên cạnh khoác vai bạn không nhìn cờ mà nhìn bạn.

 

 

- HS đọc yêu cầu Bài tập 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm, đóng vai và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Tranh 1: Khuyên bạn nữ nên ra chào cờ, khuyên bạn nam nên tập hát Quốc ca để hát khi chào cờ.

+ Tranh 2: Bạn nên bỏ mũ, không nên tranh giành khi chào cờ.

 

 

 

- HS đọc yêu cầu Bài tập 1.

 

 

- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.

 

- HS trả lời.

 

 

 

- HS đọc yêu cầu Bài tập 2.

 

- HS thực hành hoạt động ở nhà.

 

 

- HS đọc yêu cầu Bài tập 3.

 

 

- HS thực hành theo nhóm.

 

 

- HS thực hành.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

CÁC TÀI LIỆU ĐẠO ĐỨC 4 CHẤT LƯỢNG:

CỦNG CỐ

  • GV tổng kết bài học, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
  • Hãy nêu 3 điều em học được qua bài học.
  • Hãy nêu 3 điều em thích ở bài học.
  • Hãy nêu 3 việc em cần làm sau bài học.
  • GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
  • GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.
  • GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
  1. DẶN DÒ

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 4 MỚI:

GV nhắc nhở HS:
Ôn lại nội dung Bài 1.
Đọc và chuẩn bị trước Bài 2 – Tự hào Tổ quốc Việt Nam.

Giáo án đạo đức 3 kết nối tri thức

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lớp 3 sách mới, giáo án lớp đạo đức 3 kết nối tri thức với cuộc sống , giáo án đạo đức 3 sách kết nối tri thức , giáo án đạo đức lớp 3 KNTT trọn bộ

Giáo án lớp 3


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay