1. Tỉ lệ các con số nói lên điều gì?
2. Câu nào nêu cách hiểu khái quát về bản sắc dân tộc? Những câu còn lại trong đoạn văn có tác dụng gì?
3. Tác giả mượn hình ảnh chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu để nói về điều gì?
4. Hai đoạn cuối phần 2 khẳng định thêm điều gì về bản sắc văn hóa?
5. Kết bài, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
1. Tỉ lệ (80 triệu người không bị hòa lẫn và biến mất trong hơn 6000 triệu người) thể hiện vấn đề của sự gìn giữ bản sắc dân tộc trong việc hội nhập trên toàn cầu.
2. Câu nêu cách hiểu khái quát về bản sắc dân tộc: Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, tất cả những gì làm cho người Việt chúng ta khác với mọi tộc người khác trên thế giới.
Những câu còn lại có tác dụng bổ sung ý, là dẫn chứng cụ thể cho câu trên.
3. Tác giả mượn hình ảnh chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu để nói về mối quan hệ giữa cái hiện đại và truyền thống, giữa cái riêng và cái chung.
4. Khẳng định bản sắc văn hóa sẽ là một lợi thế giúp tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn cho một đất nước.
5. Kết bài, tác giả muốn nhấn mạnh sự "hòa nhập chứ không hòa tan" của mỗi cá nhân trên đất nước Việt Nam. Hãy tiếp thu, giao lưu với những văn hóa và thành tựu khoa học thuật tiên tiến của nhân loại, nhưng cũng biết rằng phải kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình.