[toc:ul]
Từ xưa đến nay, đất nước luôn là đề tài mà rất nhiều nhà văn nhà thơ lựa chọn để gửi gắm tình cảm, tư tưởng của mình. Đất nước trong cảm nhận của mỗi tác giả lại mang một dáng hình riêng. Đối với Nguyễn Khoa Điềm “đất nước” chính là đất nước của nhân dân. Ông đã sáng tác bài thơ cùng tên để diễn đạt tư tưởng mới mẻ này. Trong đó, câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” đã để lại trong lòng người đọc nhiều xao xuyến.
Ra đời trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, “Mặt đường khát vọng” chính là bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm miền Nam, hướng về nhân dân, đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, hiên ngang đứng dậy đấu tranh .“Đất nước” được trích từ phần đầu chương V, ngợi ca Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp từ góc nhìn văn hóa dân tộc. Câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” nằm trong trường liên tưởng về những yếu tố tạo nên đất nước, thật sự gần gũi và thân thương.
Trong kho tàng ca dao Việt Nam, có biết bao bài ca dao sử dụng hình ảnh gừng cay muối mặn để nói về tình nghĩa vợ chồng, về tình cảm mẹ cha thiêng liêng cao đẹp. Có thể kể đến những câu ca dao tiêu biểu như:
“Ai ơi chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
Hay :
“Muối ba năm muối hãy còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
Hình ảnh gừng và muối đã trở nên quá đỗi thân quen trong văn học dân gian Việt Nam, và đời thường ngày của người dân Việt Nam. Dù ở nông thôn hay thành thị, trải qua bao thế hệ, gừng và muối vẫn là thứ gia vị đậm đà, mặn mà không thể thiếu vắng trong gian bếp của mỗi gia đình. Chính vì thế, gừng và muối đã trở nên quá đôi quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của con người. Gừng có vị cay, muối có vị mặn, hòa quyện cùng nhau đậm đà làm cho msn ăn thơm ngon hơn. Đến khi được nhân hóa và xây dựng thành hình ảnh biểu tượng, gừng cay muối mặn lại thể hiện tình cảm nghĩa tình thủy chung, gắn bó sâu nặng.
Không những thế, gừng và muối còn là hình ảnh tượng trưng cho những cay đắng, gian nan, vất vả và sự đồng cam cộng khổ của vợ chồng. Trải qua những quãng thời gian nhiều thăng trầm cuộc sống, con người ta sẽ thấu hiểu và trân trọng nhau hơn. Tình nghĩa vợ chồng sẽ ngày càng khăng khít hơn, bền chặt hơn, không dễ lung lay trước những sóng gió cuộc đời.
Muối ba năm muối hãy còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay…
Ba năm hay chín tháng đều là những con số ẩn dụ cho sự vô tận của thời gian mà mẹ cha đã dành tình nghĩa cho nhau. Trong những bài ca dao trên, chúng ta nhìn thấy sự khẳng định tình cảm lứa đôi nổi bật còn trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, những gì nhà thơ gửi gắm còn nhiều hơn thế. Không chỉ đơn thuần là lời ngợi ca, khẳng định tình cảm thủy chung đôi lứa, câu thơ còn gợi lên thứ tình cảm rộng lớn hơn là nghĩa tình của con người nói chung với nhau. Tình cảm ấy khởi nguôn từ truyền thống tình cảm tốt đẹp của dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm đã khiến nó mang dáng vóc rộng lớn và tầm nhìn bao quát hơn. Câu thơ không những thể hiện tình cảm thiêng liêng mà còn thể hiện cả sức mạnh của tinh cảm ấy. “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”, thương nhau từ những khó khăn vất vả trong cuộc sống, và không vì những khó khăn ấy mà đổi thay.
Dưới cái nhìn của nhà thơ, "muối – gừng" còn biểu trưng cho vẻ đẹp tâm hồn bền vững của dân tộc, của ông bà, cha mẹ, tổ tiên – mạch nguồn tạo nên giá trị tinh thần, giá trị văn hóa của đất nước. Đất nước là nơi khởi nguồn tất cả. Dù đi đâu đi nữa, ai ai cũng luôn thao thức nhớ về. Bởi lẽ ở nơi ấy có gia đình, bạn bè, có những người thân yêu nhất và những hồi ức tươi đẹp nhất về lời ru của mẹ, về câu chuyện cổ tích của bà.
Có thể nói, với sự vận dụng sáng tạo hình ảnh quen thuộc của ca dao dân gian và thế, giọng điệu tâm tình trong những ca dao một cách khéo léo, đằm thắm, ngọt ngào, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện thành công phong cách thơ độc đáo của mình. Đồng thời xây dựng tư tưởng và hình tượng đất nước của nhân dân, góp phần đưa “Đất nước’ trở thành tác phẩm tiêu biểu trong nền văn học. Để rồi đến tận hôm nay, những lời ca về quê hươn xinh đẹp vẫn còn ngân vang mãi:
“Ôi những dòng sống bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước minh thi bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sống xuôi..."
Qua câu thơ: "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" trong bài "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm có thể thấy: Đất nước gắn liền với tình cảm vợ chồng rất Việt Nam, càng gian nan vất vả thì càng son sắt, thủy chung. Điều này được tác giả thể hiện bằng hình ảnh "gừng cay muối mặn".
Nói tời tình cảm của con người a dao lại dùng hỉnh ảnh muối mặn – gừng cay là vì: Thuộc tính ấy diễn tả tình nghĩa con người có mặn mà, có đắng cay. Tình người có trải qua những dư vị ấy mới thêm sâu đậm, mới nặng nghĩa, nặng tình, mới thật thương nhau.
Hình ảnh này được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lấy từ những bài ca dao có nét tương đồng như:
"Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
hay:
"Muối mặn ba năm còn mặn
Gừng cay chín tháng còn cay
Dù ai xuyên tạc lá lay
Sắt son nguyện giữ lòng này thủy chung."
hoặc:
"Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau".
Đây là những câu ca dao xưa, chỉ những cay đắng gian nan đã gắn bó nên tình nghĩa vợ chồng. Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã khái quát đúc kết nên cái tình cái nghĩa vợ chồng của cha ông ta từ bao đời nay, tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng xa hơn là tình cảm làng xóm, đồng loại đã là chất keo vô hình cho tình yêu nước lớn lao mà trong mỗi chúng ta ai cũng có
Sự khác biệt giữa hình ảnh "muối – gừng" trong ca dao và câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: trong ca dao, "muối – gừng" được dùng như hình ảnh tượng trưng của tình yêu lứa đôi bền chặt qua những câu thề nguyền, hẹn ước. Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm, "muối – gừng" còn biểu trưng cho vẻ đẹp tâm hồn bền vững của dân tộc, của ông bà, cha mẹ, tổ tiên – nguồn mạch tạo nên giá trị tinh thần, giá trị văn hóa của đất nước. Đất nước là nơi bắt nguồn của tổ ấm. Đất nước, dù đi bất cứ đâu, ai ai đều nhớ về. Ở nơi ấy, có gia đình, bạn bè, có những lời ru của mẹ, có tiếng kể chuyện cổ tích của bà. Đất nước – nơi tôi lớn lên trong hòa bình, trong sự yêu thương của cha mẹ, người thân. Tôi yêu đất nước, yêu con người Việt Nam, yêu từng nhánh cây, ngọn cỏ trong đó. Vậy đất nước không là những khái niệm trừu tượng mà là những gì gần gũi thân thương trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Chính vì thế, giọng điệu tâm tình trong những câu ca dao là giọng trao duyên đằm thắm, ngọt ngào; giọng tâm tình trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm là giọng hồi tưởng, có sắc thái trang trọng.
Muối mặn gừng cay là 2 thứ gia vị không dễ chịu (như vị ngọt, mát) để nói về gian nan, vất vả. Nhưng vị mặn của muối hay vị cay của gừng lại rất đậm đà, rất khó quên nên có thể đem so sánh với tình nghĩa sâu đậm, thắm thiết. Những câu ca dao trên hay câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm đều ca ngợi tình nghĩa thủy chung, son sắt, vượt lên trên những nhọc nhằn, khó khăn của cuộc sống. Thủy chung, nghĩa tình cũng là phẩm hạnh bao đời của người Việt Nam, như một tính cách dân tộc. Thuần phong mĩ tục này gợi lại một cội nguồn dân tộc không bao giờ bị ngoại lai.
Khi đọc bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, hồn tôi xao xuyến khi bắt gặp câu thơ :Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Có biết bao nhiêu bài ca dao đã nói về tình nghĩa vợ chồng, về tình cảm mẹ cha và cũng đã bao lần hình ảnh gừng cay muối mặn xuất hiện để nói lên những tình nghĩa thiêng liêng ấy. Như :
Ai ơi chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
Hay :
Muối ba năm muối hãy còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay…
Tất cả những câu ca dao ấy đều nói lên tình nghĩa vợ chồng thủy chung, sắt son và cao quý.
Hình ảnh gừng và muối đã quá quen thuộc trong văn học dân gian Việt Nam, trong đời sống thường ngày của người dân. Dù nông thôn hay thành thị, dù giàu hay nghèo, trong gian bếp của mỗi nhà vẫn không thể thiếu hai thứ gia vị này. Bởi thế, gừng và muối là thứ rất quen thuộc, rất gần gũi với đời sống của nhân dân. Không những thế, vị đặc trưng của gừng là cay, của muối là mặn, cả hai gia vị đều mang vị rất đậm đà, làm cho món ăn trở nên thơm ngon hơn. Và khi được nhân hóa, ẩn dụ cho tình người, gừng và muối lại thể hiện sự thắm thiết, sâu nặng, nghĩa tình gắn bó, khăng khít.
Hơn thế nữa, gừng và muối còn tượng trưng cho những cay đắng, những gian nan vất vả, cho sự đồng cam cộng khổ của vợ chồng. Khi cùng nhau trải qua những thăng trầm của cuộc sống, người ta sẽ hiểu nhau hơn, trân quý nhau hơn. Trong vợ chồng ngoài tình còn có nghĩa. Vì thế, họ ngày càng gắn bó với nhau, yêu thương nhau và đỡ đần nhau trong mọi hoàn cảnh sống.
Muối ba năm muối hãy còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay…
Ba năm hay chín tháng là những con số cụ thể để ẩn chứa cho sự vô tận của tháng ngày mà cha mẹ đã dành tình nghĩa cho nhau.
Ai ơi chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
Và thêm một lời nhắc nhở nhẹ nhàng cho nghĩa tình vợ chồng, dẫu cay đắng hay ngọt bùi cũng đừng bao giờ rời xa nhau. Đó là những câu ca dao rất gần gũi, giản dị với giọng điệu nhẹ nhàng, thiết tha, dễ khắc sâu vào lòng người. Từ trong những câu ca dao "huyền thoại" ấy, khi nói về Đất nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã mượn lại hình ảnh gừng cay muối mặn để nói lên nghĩa tình giữa cha mẹ. Rằng Đất nước được tạo nên từ chính những nghĩa tình thiêng liêng, cao cả ấy. Không bạc vàng xa hoa, cũng không màu mè hoa mỹ, hình ảnh gừng cay muối mặnquá đủ để người đọc hiểu được mối thân tình của vợ chồng, của mẹ cha dành cho nhau. Trong những lúc khó khăn nhất, thiếu thốn nhất, tình cảm ấy vẫn luôn gắn bó khăng khít không xa rời.
Những câu thơ và câu ca dao ấy còn là bài học sâu sắc cho cuộc sống vợ chồng của thời buổi hiện đại như ngày nay. Khi không còn phải cùng nhau trải qua từng bữa cơm trộn khoai trộn sắn, cùng đắp chung một mảnh chăn lạnh lẽo bé nhỏ, khi mà mọi thứ đã quá đầy đủ thì dường như tình nghĩa vợ chồng đôi khi cũng không còn được thắm thiết nữa. Thậm chí có những cặp vợ chồng đến với nhau vì danh lợi, vì tiền bạc… Họ lợi dụng nhau, thích thì ở, không thích thì ngoại tình… Những điều đó không những làm mất hạnh phúc gia đình, mất đi giá trị tốt đẹp của nhau mà còn làm cho xã hội đi xuống. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, khi tế bào không tốt, tất nhiên cũng ảnh hưởng không tốt tới xã hội. Gừng cay muối mặn vẫn còn đó, gia đình nào cũng vẫn đang sử dụng đó, nhưng không phải vợ chồng nào cũng gìn giữ những ân tình đậm sâu với nhau.
Vì vậy, hãy một lần nhìn nhận lại, cùng tôn trọng nhau, cùng nhau xây dựng một mái ấm hạnh phúc, để câu ca dao thuở nào lại được cất lên một cách ngọt ngào và trong trẻo. Để đất nước lại tươi thắm từ những tình yêu thương có vị mặn của muối, có vị cay nhưng nồng ấm của gừng.
Đoạn trích “Đất nước” nằm trong trường ca “Mặt đường khát vọng” - Nguyễn Khoa Điềm là một đoạn trích hay và độc đáo với hình tượng “đất nước của nhân dân”. Có thể nói một trong những thành công của đoạn trích đó là việc xây dựng nên đất nước từ những chết liệu dân gian gần gũi và quen thuộc. Đọc bài thơ thấy thấp thoáng trong đó bóng dáng của những câu ca dao yêu thương tình nghĩa từ ngàn đời nay: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.
Ra đời trong thời kì chống Mĩ, “Mặt đường khát vọng” là bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc, hướng về nhân dân, đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuồng đường đấu tranh hòa nhịp vào cuộc chiến đấu của toàn dân tộc... “Đất nước” được trích từ phần đầu chương V của trường ca, là bài hát ngợi ca Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp trong đó hình tượng đất nước được khai thác từ góc nhìn văn hóa dân tộc, tập trung khẳng định tư tưởng đất nước của nhân dân. Câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” nằm trong trường liên tưởng về những yếu tố tạo nên đất nước. Tất cả đều thật gần gũi và thân thương.
“Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bay giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất nước có từ ngày đó”
Làm nên đất nước này là truyền thống yêu nước, là nền văn hóa riêng, là những tình cảm con người thủy chung son sắt. Tình cảm “thương nhau bằng gừng cay muối mặn” ấy đâu chỉ là của riêng cha mẹ, đó còn là tình yêu thương nói chung của tất cả những con người đang sống chung trong một mảnh đất thân thương được gọi tên là “Đất nước”. Nó gợi ta nhớ đến những bài ca dao nghĩa tình thân quen từ ngàn xưa:
“Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
“Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
Hay: “Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau cũng phải ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
Ca dao, dân ca là nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần con người Việt Nam tự bao đời nay. Tình cảm yêu thương, tình nghĩa của con người trong ca dao là thứ tình cảm cao đẹp bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất. Chính vì lẽ đó mà ca dao từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng, chất liệu cho người nghệ sĩ sáng tác. Cùng với đoạn trích “Đất nước”, hình ảnh “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muôi mặn” trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm là một trong những ví dụ tiêu biểu.
Gừng và muối là những hình ảnh thường bắt gặp trong ca dao. Người xưa đã dựa vào những đặc tính tự nhiên của chúng để diễn tả tình nghĩa thủy chung son sắt của con người. Muối mặn, còn gừng thì thời gian chỉ làm cho tính chất của nó càng thêm đậm đặc, “gừng càng già càng cay”. Chúng cũng giông như tình cảm yêu thương chân thành của con người sẽ càng trở nên mặn mà, đằm thắm qua thời gian.
Xây dựng “đất nước của nhân dân”, Nguyễn Khoa Điềm mượn chính những hình ảnh dân gian để vận dụng vào trong thơ mình, thể hiện một cách chính xác và đầy hình tượng về truyền thống tình cảm tốt đẹp của người dân Việt Nam. Đó là “gừng cay”, là “Muối mặn” bởi cha ông ta đã khẳng định:
“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay”
Qua đó nói lên lời thề hẹn, ao ước:
“Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau cũng phải ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
“Ba vạn sáu ngàn ngày” là thời gian của một trăm năm. Nó bắt nguồn từ khao khát sống hạnh phúc cùng nhau đến lúc “Đầu bạc răng long”, “Bách niên giai lão”, tức sống cùng nhau đến trọn cuộc đời. Nó cũng giống như lời ao ước tình cảm của “đôi ta” sẽ ngày càng sâu đậm, không bao giờ xa cách. Hành động “Tay bưng chén muôi đĩa gừng” gần như mang tính biểu tượng. Nhắc đến chúng là nhắc tới chúng là nhắc tới sự đậm đà, sâu sắc. Bởi vậy nhân vật trữ tình trong bài ca dao đã đưa nó rá như một minh chứng cho lời hẹn thề thủy chung. Thế mới có chuyện đang từ hành động:
"Rủ nhau xuống bể mò cua”
Cha ông liên hệ ngay đến những đắng cay, ngọt bùi trong cuộc sống mà tha thiết:
“Em ơi chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
Đọc những câu ca dao, thấy nổi bật lên trong đó là sự khẳng định tình cảm lứa đôi còn trong thơ Nguyễn Khoa Điềm những gì nhà thơ gửi gắm còn nhiều hơn thế. Không chỉ đơn thuần là lời ngợi ca, khẳng định tình cảm thủy chung đôi lứa, câu thơ còn gợi lên thứ tình cảm rộng lởn hơn là nghĩa tình của con người nói chung với nhau. Tất nhiên, cũng có mạch nguồn từ truyền thống tình cảm tốt đẹp của dân tộc nhưng trong tư tưởng “đất nước của nhân dân”, Nguyễn Khoa Điềm đã khiến cho nó có tầm rộng và bao quát hơn. Câu thơ không chỉ cho ta thấy tình cảm yêu thương mà còn khẳng định sức mạnh của tình cảm ấy nữa. “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”, thương nhau từ những khó khăn vất vả trong cuộc sống, và không vì những khó khăn ấy mà đổi thay. Hình ảnh “gừng cay muối mặn” gợi người ta nhớ đến một đất nước Việt Nam trong “Bài thơ của một người yêu nước mình” (Trần Sao Vàng):
“Tôi yêu đất nước này cay đắng
Những đêm dài thắp đuốc đi đêm
(...) Áo mồ hôi những buổi chợ về
Đời cúi thấp
Gánh từng lon gạo mốc
Từng cọng rau, hạt muối
(...) Tôi yêu đất nước này áo rách
Căn nhà dột, phên không ngăn nổi gió
Vẫn yêu nhau qua từng hơi thở
Lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài”
Tình yêu thương bắt nguồn và gắn bó với những gì thân thuộc và gần gũi nhất, với cả những gian lao vá vất vả trong cuộc sống. Với họ, gian khổ càng làm cho nó trở nên sâu sắc hơn.
Vì là hình tượng “đất nước của nhân dân” nên những hình ảnh được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong bài thơ hết sức gần gũi, thân thuộc trong đó chất liệu dân gian được dùng một cách rất đắc dụng. Đất nước được bắt nguồn và nuôi dưỡng bằng nguồn sữa tinh thần là ca dao, dân ca, cổ tích; đất nước được làm nên từ lịch sử oai hùng của dân tộc khi “dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”; mỗi địa danh, mỗi mảnh đất đều gắn với những con người cụ thể là nhân dân mà “những cuộc đời đã hóa núi sống ta”... Tình yêu thương như “gừng cay muối mặn” của mẹ và cha chính là nét truyền thống tốt đẹp trong đời sống tình cảm của con người Việt Nam. Nó đã được đúc kết và khẳng định từ lịch sử hàng nghìn năm, thời của những bài ca dao và dân ca đến nay, góp phần:
“Để Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
Việc sử dụng chất liệu từ trong ca dao, dân ca làm cho ý thơ trở nên sâu sắc, giàu sức liên tưởng, sâu sắc và dễ đi vào lòng người hơn. Đó cũng chính là một trong những lí do làm nên thành công của đoạn trích.
Câu thơ không chỉ có giá trị như một lời khẳng định đầy thuyết phục truyền thống tình cảm tốt đẹp của con người Việt Nam mà còn góp phần tài năng và sự sáng tạo của Nguyễn Khoa Điềm khi xây dựng hình ảnh đât nước cua nhàn dân. Từ đó chúng ta có thêm một cách nhìn khác nữa về đất nước
“Ôi những dòng sống bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước minh thi bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sống xuôi..."