Bài soạn lớp 12: Mấy ý nghĩ về thơ

Hướng dẫn soạn bài: Mấy ý nghĩ về thơ - Trang 55 sgk ngữ văn 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

  • Tác giả:
    • Nguyễn Đình Thi: ( 1924 – 2003)
    • Nơi sinh: Luông Pha bang ( Lào)
    • Quê quán: Làng Trạch – Hà Nội.
    • Sự nghiệp cách mạng:
      • Thủa nhỏ Nguyễn Đình Thi sống ở Lào
      • Năm 1931 ông về nước
      • Năm 1941 ông tham gia hoạt động cách mạng 
    • Sự nghiệp văn học:
      • Nguyễn Đình Thi thuộc thế hệ các nghệ sỹ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình.
      • Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc và tham gia Hội văn nghệ Việt Nam
      • Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam
      • Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.
      • Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996
    • Nhận định về thơ của Nguyễn Đình Thi:
      • Thơ của Nguyễn Đình Thi có bản sắc và giọng điệu riêng, vừa tự do, phóng khoáng, vừa hàm xúc, sâu lắng suy tư, có những tìm tòi sáng tạo theo xu hướng hiện đại về hình ảnh, nhạc điệu.
      • Các tác phẩm tiêu biểu: Xung kích (1951); Bên bờ sông Lô (tập truyện ngắn, 1957); Mấy vấn đề văn học (1956); Công việc của người viết tiểu thuyết (1964) 
  • Tác phẩm:
    • Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 9 năm 1949 HỘi nghị tranh luận văn nghệ đã được tổ chức ở Việt Bắc.
    • Sự thành công của tác phẩm: Bài viết đã được đưa vào tập: Mấy vấn đề văn học.

Câu 1: Nguyễn Đình Thi lý giải như thế nào về đặc trưng cơ bản nhất...

Nguyễn Đình Thi lý giải như thế nào về đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn của con người?

Trả lời:

Lý giải đặc trưng cơ bản nhất của biểu hiện tâm hồn con người:

Tâm hồn ta có sự rung động thơ khi nó ra khỏi trạng thái bình thường và theo sự thức tỉnh tự soi vào nó để nhận thấy đang ở một độ rung chuyển khác thường do một sự va chạm nào với Thế giới bên ngoài, với thế giới thiên nhiên, với những người khác,mà hình thành nên cảm xúc.

Câu 2: Những yếu tố đặc trưng khác của thơ: Hình ảnh, tư tưởng,...

Những yếu tố đặc trưng khác của thơ: Hình ảnh, tư tưởng, càm xúc, cái thực…đã được Nguyễn Đình Thi quan niệm như thế nào về thơ tự do, thơ không vần?

Trả lời:

  • Hình ảnh:
    • Thơ là tiếng nói đầu tiên của tâm hồn khi đụng chạm vào cuộc sống, nó gợi nên cảm xúc của con người
    • Là hình ảnh thơ thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một hoàn cảnh nào đó 
    • Thực trong thơ là hình ảnh sống, có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc.Bởi nó là những hình ảnh còn tươi mới mà nhà thơ tìm thấy, nên nó mới mẻ, đột ngột lạ lùng
  • Tư tưởng:
    • Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất kì cảm xúc nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ
    • Tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống, nhưng nằm ngay trong cảm xúc và tự tình.
    • Hiểu thơ là vấn đề của cả tâm hồn 
  • Cảm xúc trong thơ:
    • Cảm xúc là phần quan trọng trong thơ ca. Nó là trạng thái tâm lý làm sống lên những tình cảm, nỗi niềm trong người đọc
    • Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho con người, giúp con người cảm nhận sâu sắc sắc màu cuộc sống quanh mình.
  • Cái thực trong thơ: “là những hình ảnh sống có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc. Đó là những hình ảnh chưa có vết nhoà của thói quen, không bị dập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước".

Câu 3: Theo Nguyễn Đình Thi, ngôn ngữ có gì đặc biệt so với ngôn ngữ...

Theo Nguyễn Đình Thi, ngôn ngữ có gì đặc biệt so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác? Nguyễn Đình Thi khái niệm như thế nào về thơ tự do, thơ không vần?

Trả lời:

  • Sự khác biệt giữa ngôn ngữ thơ và các thể loại khác:
    • Chữ và tiếng trong thơ phải có giá trị riêng. Mỗi chữ và tiếng ngoài cái nghĩa của nó, công dụng gọi tên sự vật, nó còn được người sử dụng nó nhưng phá tung, mở rộng, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, hình ảnh bất ngờ. 
    • Câu thơ hay là do có cái gì đó là làm rung động sự vật bên ngoài
    • Chất nhạc trong thơ không giới hạn. Nó là nhịp điệu hình thành của những cảm xúc, hình ảnh liên tiếp hoà hợp.
  • Quan niệm Nguyễn Đình Thi về thơ tự do, thơ không vần:
    • Trước tiên, các tác giả công nhận vai trò sức mạnh của vần, nhịp, luật thơ, sau đó sử dụng thao tác lập luận bác bỏ để khẳng định không có nó người làm thơ vẫn thành công. "Theo tôi những luật lệ của thơ từ âm điệu đến vần đều là những vũ khí rất mạnh trong tay người làm thơ. Không phải hễ thiếu những vũ khí ấy trên trận đánh nhất định thua. Thiếu vũ khí ấy trận đánh gay go thêm nhiều, nhưng người làm thơ vẫn có thể thắng.
    • Đưa ra quan niệm: “Tôi nghĩ rằng không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần"
    • Định hướng cách hiểu về thơ:
      • “Tôi nghĩ rằng chúng ta không nên lo thơ đi vào hình thức này hay hình thức khác mà trước hết nên lo sao phải nói lên được những tình cảm tư tưởng mới của thời đại. Dùng bất cứ hình thức nào miễn là thơ diễn được đúng tâm hồn con người mới hiện nay.
      • Đây chính là vấn đề trọng tâm, cốt lõi quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi.

Câu 4: Nêu rõ nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật...

Nêu rõ nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, …để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra.

Trả lời:

Nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong bài tiểu luận. Mấy ý nghĩ về thơ được thể hiện ở nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh:

Hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ sắc sảo, sẫn chứng sinh động, từ ngữ chọn lọc, gần gũi, dễ hiểu, hình ảnh chân thực, miêu tả cụ thể, giúp người đọc có thể lĩnh hội vấn đề một cách dễ dàng.

Bài nghị luận đã nêu được quan điểm thơ đúng đắn. Nó có giá trị đối với mọi thời đại. Bởi vậy mà thuyết phục người đọc, người nghe.

Câu 5: Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay còn có giá trị không? Vì sao?

Trả lời:

Quan niệm của tác giả về thơ không chỉ có tác dụng vào thời điểm đó mà ngày nay vẫn còn giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, sự gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tạo thơ ca.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 12


Copyright @2024 - Designed by baivan.net