Soạn văn 6 ngắn nhất bài: Bức tranh của em gái tôi

Soạn bài: “Bức tranh của em gái tôi” - ngữ văn 6 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Bức tranh của em gái tôi” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Bài tập 1: Trang 34 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

Bài tập 2: Trang 34 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Đọc kĩ truyện rồi trả lời các câu hỏi:

a) Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?

b) Truyện được kể theo lời nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?

Bài tập 3: Trang 34 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Em hãy cho biết:

a)  Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: từ trước cho đến iúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.

b) Vì sao khi tài nãng hội hoạ ở em gái minh được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “ Anh trai tôi ” của em gái: Thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Bài tập 4: Trang 34 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (Tôi không trả lời mẹ... lòng nhân hậu của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ như thế nào về nhân vật người anh?

Bài tập 5: Trang 34 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến e cảm mến nhất ở nhân vật này?

Phần luyện tập

Bài tập 1: Trang 35 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái?

II.Soạn bài siêu ngắn: Bức tranh của em gái tôi

Bài tập 1: Kể tóm tắt truyện:

Chuyện kể về anh em nhà Kiều Phương – thường gọi là Mèo. Mèo có sở thích vẽ, khi tài năng của Mèo được phát hiện, cả bố và mẹ đều rất vui mừng, trong khi đó anh trai lại rất buồn vì mình không có tài năng và bị lãng quên. Từ đó, cậu trở nên khó chịu, hay gắt gỏng với em gái. Sau đó, em gái thành công trong cuộc thi tranh, cả nhà mừng vui, người anh gượng đi xem triển lãm tranh của em. Đứng trước bức tranh của Kiểu Phương, người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.

Bài tập 2: 

a) Nhân vật chính: người anh vì thể hiện được chủ đề của tác phẩm, đó là quá trình tự nhận thức để hoàn thiện nhân cách con người.

b) Truyện được kể theo lời nhân vật người anh => giúp tác giả miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên, chân thực bằng chính lời của nhân vật ấy.

Bài tập 3: 

a. Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh:

*Khi thấy em gái chế thuốc vẽ:  Ban đầu rất khó chịu, sau đó là sự coi thường.

* Khi tài năng của em gái được phát hiện: Tâm lí người anh hoàn toàn thay đổi, cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài, mình bất tài, chỉ muốn gục khóc.

Thay đổi thái độ đối với em: không chơi thân như trước nữa, hay cáu gắt một cách vô lí.

*Lén xem trộm những bức tranh của em:nhưng không biết cách đánh giá thế nào, trút ra một tiếng thở dài.

*Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ về mình: Tâm trạng của người anh liên tục có sự thay đổi: Thoạt tiên là ngỡ ngàng, hãnh diện -> sau đó là xấu hổ => sự diễn biến rất chân thực, sinh động.

b. Người anh có tâm trạng và thái độ không thể chơi thân với em gái như trước kia nữa là vì người anh đang bị “ con rắn ghen tị luồn vào tim”, ghen tỵ vì thấy em giỏi hơn mình, ghen tỵ vì em định trở thành trung tâm chú ý của mọi người: “Được chú Tiến Lê tặng cho một hộp màu ngoại xịn”; “ được bố mẹ hào hứng mua sắm”.. Còn mình thì bị bỏ rơi. Điều đó đã làm tâm hồn người anh trở nên nhỏ nhen, đố kị, sẵn sàng bực dọc, tức tối với em mọi lúc.

Bài tập 4: Đoạn kết của truyện đã giúp cho người anh xua đuổi được con rắn ghen tỵ trong trái tim mình. Đấy là sự hối lỗi rất chân thành, sâu sắc, nhân vật người anh vì vậy à trở nên dễ mến, tạo được mối thiện cảm trong lòng bạn đọc.

Ý nghĩa:  có tính giáo dục sâu sắc nghệ thuật có sức lay động sâu xa đến tâm hồn con người, tâm hồn có thể cải tạo tâm hồn.

Bài tập 5: Điều làm em cảm mến nhất ở cô em gái không phải là tài năng hội họa mà là tấm lòng nhân hậu, vị tha.

Phần luyện tập

Bài tập 1: Tham khảo đoạn văn sau:

Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và câm lặng.

III.Soạn bài ngắn nhất: Bức tranh của em gái tôi

Bài tập 1: Tóm tắt truyện “bức tranh của em gái tôi”

Chuyện kể về anh em nhà Kiều Phương – thường gọi là Mèo. Mèo có sở thích vẽ, khi tài năng của Mèo được phát hiện, cả bố và mẹ đều rất vui mừng, trong khi đó anh trai lại rất buồn vì mình không có tài năng và bị lãng quên. Từ đó, cậu trở nên khó chịu, hay gắt gỏng với em gái. Sau đó, em gái thành công trong cuộc thi tranh, cả nhà mừng vui, người anh gượng đi xem triển lãm tranh của em. Đứng trước bức tranh của Kiểu Phương, người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.

Bài tập 2: 

a) Nhân vật chính: người anh

=> thể hiện được chủ đề của tác phẩm, đó là quá trình tự nhận thức để hoàn thiện nhân cách con người.

b) Truyện được kể theo lời nhân vật người anh, giúp tác giả miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên, chân thực bằng chính lời của nhân vật ấy.

Bài tập 3: 

a. Diễn biến tâm trạng người anh:

  • Khi thấy em gái chế thuốc vẽ:  Ban đầu rất khó chịu, sau đó là sự coi thường.
  • Khi tài năng của em gái được phát hiện: Tâm lí người anh hoàn toàn thay đổi, cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài, mình bất tài, chỉ muốn gục khóc.
  • Thay đổi thái độ đối với em: không chơi thân như trước nữa, hay cáu gắt một cách vô lí.
  • Lén xem trộm những bức tranh của em:nhưng không biết cách đánh giá thế nào, trút ra một tiếng thở dài.
  • Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ về mình: Thoạt tiên là ngỡ ngàng, hãnh diện -> sau đó là xấu hổ => sự diễn biến rất chân thực, sinh động.

b. Người anh có tâm trạng và thái độ không thể chơi thân với em gái như trước kia nữa là vì:

  • Người anh đang bị “ con rắn ghen tị luồn vào tim”, ghen tỵ, thấy em giỏi hơn mình.
  • Em định trở thành trung tâm chú ý của mọi người, còn mình thì bị bỏ rơi.
  • Tâm hồn người anh trở nên nhỏ nhen, đố kị, sẵn sàng bực dọc, tức tối với em mọi lúc.

Bài tập 4: Đoạn kết của truyện đã giúp cho người anh xua đuổi được con rắn ghen tỵ trong trái tim mình, đấy là sự hối lỗi rất chân thành, sâu sắc, nhân vật người anh vì vậy à trở nên dễ mến, tạo được mối thiện cảm trong lòng bạn đọc.

* Ý nghĩa:  có tính giáo dục sâu sắc nghệ thuật có sức lay động sâu xa đến tâm hồn con người, tâm hồn có thể cải tạo tâm hồn.

Bài tập 5: Điều làm em cảm mến nhất ở cô em gái không phải là tài năng hội họa mà là tấm lòng nhân hậu, vị tha.

Phần luyện tập

Bài tập 1: Tham khảo đoạn văn sau:

Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và câm lặng.

IV. Soạn bài cực ngắn: Bức tranh của em gái tôi

Bài tập 1: Tóm tắt truyện “bức tranh của em gái tôi”

Câu chuyện kể về 2 anh em Kiều Phương – thường gọi là Mèo. Mèo có sở thích vẽ, khi tài năng của Mèo được phát hiện, cả bố và mẹ đều rất vui mừng, trong khi đó anh trai lại rất buồn vì mình không có tài năng và bị lãng quên. Từ đó, cậu trở nên khó chịu, hay gắt gỏng với em gái. Sau đó, em gái thành công trong cuộc thi tranh, cả nhà mừng vui, người anh gượng đi xem triển lãm tranh của em. Đứng trước bức tranh của Kiểu Phương, người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.

Bài tập 2: 

a) Người anh là nhân vật chính trong truyện.

=>Người anh đã thể hiện được chủ đề, nội dung của câu chuyện, đó là quá trình nhận thức và hoàn thiện bản thân.

b) Tác giả mượn lời của người anh để kể lại câu chuyện.

=> Miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên, chân thực bằng chính lời của nhân vật ấy.

Bài tập 3: 

a. Những thay đổi tâm trạng nhân vật người anh:

(1) Khi thấy em gái chế thuốc vẽ:  Ban đầu rất khó chịu - coi thường.

(2) Khi tài năng của em gái được phát hiện: người anh hoàn toàn thay đổi, cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài / mình bất tài - chỉ muốn gục khóc.

(3) Thái độ đối với em: không chơi thân như trước nữa - hay cáu gắt một cách vô lí.

(4) Lén xem trộm những bức tranh của em: không biết cách đánh giá thế nào, trút ra một tiếng thở dài.

(5) Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ về mình: Tâm trạng của người anh liên tục có sự thay đổi: Thoạt tiên là ngỡ ngàng, hãnh diện -> sau đó là xấu hổ => sự diễn biến rất chân thực, sinh động.

b. Vì người anh đang ghen tỵ khi thấy em giỏi hơn mình, ghen tỵ vì em định trở thành trung tâm chú ý của mọi người. Còn mình thì bị bỏ rơi. 

=>Tâm hồn người anh trở nên nhỏ nhen, đố kị, sẵn sàng bực dọc, tức tối với em mọi lúc.

Bài tập 4:  Cái kết đã giúp cho người anh xua đuổi được con rắn ghen tỵ trong trái tim mình.

=>Sự hối lỗi rất chân thành, sâu sắc của nhân vật người anh, trở nên dễ mến, tạo được mối thiện cảm trong lòng bạn đọc.

*Ý nghĩa:  

  • Mang tính giáo dục sâu sắc.
  • Nghệ thuật có sức lay động sâu xa đến tâm hồn con người, tâm hồn có thể cải tạo tâm hồn.

Bài tập 5: Em cảm mến nhất ở cô em gái là tấm lòng nhân hậu, vị tha.

Phần luyện tập

Bài tập 1: Tham khảo đoạn văn sau:

Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và câm lặng.

 

Tìm kiếm google: soạn bài bức tranh của em gái tôi ngắn nhất, hướng dẫn trả lời câu hỏi bài bức tranh em gái tôi ngữ văn 6 tập 1, bức tranh của em gái tôi.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 tập 2 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net