[toc:ul]
1. CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Nội dung sa pô giúp em hiểu được gì?
Câu 2: Các số liệu có vai trò gì?
Câu 3: Thủy triều ảnh hưởng đến mực nước biển thế nào?
Câu 4: Sự khác nhau của hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu và so các nguyên nhân khác là gì?
Câu 5: Tìm hiểu và ghi ra các thông tin đọc được từ hình 1.
Câu 6: Điểm khác biệt của nước biển dâng trong những năm gần đây là gì?
Câu 7: Nội dung chính của đoạn lời kết là gì?
Câu 8: Câu cuối đoạn Lời kết liên quan gì đến nhan đề văn bản?
2. CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Nhan đề Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI đã nêu được nội dung chính nào của văn bản?
Câu 2: Đặc điểm của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên được thể hiện như thế nào ở văn bản này?
Câu 3: Chỉ ra cách trình bày (kênh chữ, kênh hình) và cách triển khai ý tưởng, thông tin trong văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI. Phân tích hiệu quả của cách trình bày và triển khai ấy.
Câu 4: Dựa vào nội dung văn bản để lí giải: Tại sao hiện tượng “nước biển dâng” lại được coi là “bài toán khó”?
Câu 5: Hiện tượng được nêu trong văn bản liên quan gì đến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung? Dẫn ra một số ví dụ trong văn bản cho thấy tác động của hiện tượng này.
Câu 6: Em hãy nêu một số đề xuất nhằm góp phần khắc phục hiện tượng “nước biển dâng”.
1. CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Nội dung sa pô giúp em hiểu: Rất nhiều nơi trên thế giới đang phải đối mặt với hiện tượng nước biển dâng, đây là một trong những vấn đề nan giải trong thế kỉ XXI
Câu 2: Các số liệu có vai trò: Làm dẫn chứng chứng minh, làm rõ và thuyết phục người đọc tin vào nội dung đang được nói đến.
Câu 3: Thủy triều ảnh hưởng đến mục nước biển: Là yếu tố có dao động lớn và thường xuyên nhất đến sự thay đổi của mực nước biển.
Câu 4: Sự khác nhau của hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu và so các nguyên nhân khác là :
- Nước biển dâng do biến đổi khí hậu diễn ra âm thầm, rất khó để nhận biết mộ cách trực tiếp bằng mắt thường mà không có đo đạc và quan trắc.
- Nước biển dâng do thủy chiều có thể quan sát bằng mắt thường bởi khoảng dao động tổng hợp có độ lớn trung bình từ 2-3 mét, tùy địa điểm dọc bờ biển, một số nơi có thể lên đến 15-16 mét.
Câu 5: Theo dõi hình 1, ta nhận ra từ năm 1880 đến năm 2000 cứ mỗi năm qua đi thì mực nước biển ngày một dâng cao hơn.
Câu 6: Điểm khác biệt của nước biển dâng trong những năm gần đây là: Mực nước biển dâng ở các giai đoạn khác nhau là không đồng đều. Ngày xưa mực nước biển có giai đoạn thấp hơn hiện nay khoẳng 300-400 mét, cũng có thời kì dâng cao hơn cả chục mét so với ngày nay. Có một số giai đoạn thì chững lại nhưng sau đó lại tăng nhanh hơn. Trong những năm gần đây, mực nước trung bihg tăng khoảng 3mm mỗi năm. Điều đáng nói năm sau sẽ tăng cao hơn năm trước.
Câu 7: Nội dung chính của đoạn lời kết: Là tổng kết lại thông tin đã đưa ra và phân tích ở phần nội dung trên.
Câu 8: Câu cuối của đoạn lời kết: Đã nêu ra vấn đề chính mà nhan đề đã đặt ra trước, đó là: nước biển dâng cao là bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI.
2. CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Nhan đề Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI đã: Nêu được nội dung vấn đề được văn bản đặt ra và phân tích.
Câu 2: Đặc điểm của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên được thể hiện ở văn bản này là: Văn bản đã trình bày một cách chuẩn xác, cụ thể, rõ ràng, các số liệu về hiện tượng nước dâng. Văn bản nêu rõ được các đặc điểm của hiện tượng nước dâng do thủy triều dâng và nước dâng do biến đổi khí hậu. Có sự so sánh giữa chúng, đồng thời đặt ra vấn đề cần giải quyết.
Câu 3: Chỉ ra cách trình bày (kênh chữ, kênh hình) và cách triển khai ý tưởng, thông tin trong văn bản:
- Đoạn sa po mở đầu sử dụng phông chữ in đậm tách biệt giúp ngời chú ý và nắm bắt được phần nào đó nội dung văn bản đề cập.
- Các đề mục in đậm là tên nội dung từng phần được đề cập trong bài. Việc in đậm giúp người đcọ lưu ý, nắm bắt và theo dõi được bố cục cũng như nội dung chính của từng phần, giúp dễ dàng tra cứu thông tin hơn.
- Văn bản triển khai theo thứ tự: Từ đoạn sa pô nêu đặt vấn đề đến phần nội dung phân tích vấn đề và đoạn lời kết tổng hợp thông tin đã đưa ra.
Câu 4: Nói hiện tượng “nước biển dâng” lại được coi là “bài toán khó” vì nước biển dâng cao có thể gây ra nhiều tác hại lớn như làm úng ngập (inundation) các đồng bằng và xóa sổ nhiều vùng đất ngập nước, làm tăng nguy cơ tác động của các cơn bão và của triều cường, khi nước biển dễ dàng xâm nhập vào đất liền. Mỗi năm nước biển ngày một dâng cao hơn và đến nay vẫn chưa có giải phạp hiểu quả giúp giải quyết vấn đề này.
Câu 5: Hiện tượng được nêu trong văn bản liên quan lớn đến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung: Nước biển dâng sẽ làm úng ngập các đồng bằng và xóa sổ nhiều vùng đất ngập nước. Nước biển dâng cũng làm dần biến mất hoặc xói mòn các bãi biển, cồn cát, đảo chắn và các khu vực vịnh, cửa sông ven biển. Nước biển dâng sẽ làm tăng nguy cơ tác động của các cơn bão và của triều cường, khi nước biển dễ dàng xâm nhập vào đất liền.
Dẫn chứng trong văn bản: "Với bản đồ úng ngập, ta có thể ước tính tác động của nước biển dâng dưới nhiều góc độ khá nhau. Theo một ước tính trên tạp chí Thư Nghiên cứu Môi trường (Jevrejeva et al., 2018), thế giới sẽ bị thiệt hại chừng 10,2 ngàn tỷ (trillion) USD mỗi năm vào năm 2100 khi nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 1.5oC. Ứng với mức tăng mực nước 86 cm theo kịch bản RCP8.5 vào cuối thế kỷ này, con số thiệt hại lên tới 14 ngàn tỷ USD, chiếm chừng 2.7% GPD toàn cầu, nếu như chúng ta không có biện pháp ứng phó hiệu quả. Trong trường hợp xấu nhất với mực nước biển đạt cao nhất (180 cm), chúng ta sẽ thiệt hại 27 ngàn tỷ USD, một con số khổng lồ – gấp khoảng 10 lần GDP Việt Nam hiện nay."
Câu 6: Một số đề xuất nhằm góp phần khắc phục hiện tượng “nước biển dâng”: Các địa phương phải tranh thủ điều tra, nghiên cứu trên từng địa bàn bị đe dọa để chuẩn bị phương án ứng phó tốt nhất. Xác định và tiến hành sớm một số giải pháp thủy lợi như: Làm đê bao kết hợp hệ thống cống và trạm bơm ở các vùng ven biển để tránh ngập lụt; xây dựng hồ chứa nước ngọt.
Nhà nước cần chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu, đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các đề tài khoa học để nắm rõ thực trạng và dự báo trước tình hình giúp ĐBSCL chủ động ứng phó làm giảm nhẹ khả năng bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra.
Nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động của cộng đồng bằng cách giáo dục, tuyên truyền bảo vệ môi trường trong học đường, trong cộng đồng; tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phát tờ rơi liên quan đến biến đổi khí hậu nhằm giúp nhân dân đã có sự thay đổi trong nhận thức và hành động, trong hành vi, lối sống
1. CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Rất nhiều nơi trên thế giới đang phải đối mặt với hiện tượng nước biển dâng, đây là một trong những vấn đề nan giải trong thế kỉ XXI
Câu 2: Làm dẫn chứng chứng minh, làm rõ và thuyết phục người đọc tin vào nội dung đang được nói đến.
Câu 3: Là yếu tố có dao động lớn và thường xuyên nhất đến sự thay đổi của mực nước biển.
Câu 4:
- Nước biển dâng do biến đổi khí hậu diễn ra âm thầm, rất khó để nhận biết mộ cách trực tiếp bằng mắt thường mà không có đo đạc và quan trắc.
- Nước biển dâng do thủy chiều có thể quan sát bằng mắt thường bởi khoảng dao động tổng hợp có độ lớn trung bình từ 2-3 mét, tùy địa điểm dọc bờ biển, một số nơi có thể lên đến 15-16 mét.
Câu 5: Từ năm 1880 đến năm 2000 cứ mỗi năm qua đi thì mực nước biển ngày một dâng cao hơn.
Câu 6: Mực nước biển dâng ở các giai đoạn khác nhau là không đồng đều. Ngày xưa mực nước biển có giai đoạn thấp hơn hiện nay khoẳng 300-400 mét, cũng có thời kì dâng cao hơn cả chục mét so với ngày nay. Có một số giai đoạn thì chững lại nhưng sau đó lại tăng nhanh hơn. Trong những năm gần đây, mực nước trung bihg tăng khoảng 3mm mỗi năm. Điều đáng nói năm sau sẽ tăng cao hơn năm trước.
Câu 7: Là tổng kết lại thông tin đã đưa ra và phân tích ở phần nội dung trên.
Câu 8: Đã nêu ra vấn đề chính mà nhan đề đã đặt ra trước, đó là: nước biển dâng cao là bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI.
2. CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI đã: Nêu được nội dung vấn đề được văn bản đặt ra và phân tích.
Câu 2: Văn bản đã trình bày một cách chuẩn xác, cụ thể, rõ ràng, các số liệu về hiện tượng nước dâng. Văn bản nêu rõ được các đặc điểm của hiện tượng nước dâng do thủy triều dâng và nước dâng do biến đổi khí hậu. Có sự so sánh giữa chúng, đồng thời đặt ra vấn đề cần giải quyết.
Câu 3:
- Đoạn sa po mở đầu sử dụng phông chữ in đậm tách biệt giúp ngời chú ý và nắm bắt được phần nào đó nội dung văn bản đề cập.
- Các đề mục in đậm là tên nội dung từng phần được đề cập trong bài. Việc in đậm giúp người đcọ lưu ý, nắm bắt và theo dõi được bố cục cũng như nội dung chính của từng phần, giúp dễ dàng tra cứu thông tin hơn.
- Văn bản triển khai theo thứ tự: Từ đoạn sa pô nêu đặt vấn đề đến phần nội dung phân tích vấn đề và đoạn lời kết tổng hợp thông tin đã đưa ra.
Câu 4: Vì nước biển dâng cao có thể gây ra nhiều tác hại lớn như làm úng ngập (inundation) các đồng bằng và xóa sổ nhiều vùng đất ngập nước, làm tăng nguy cơ tác động của các cơn bão và của triều cường, khi nước biển dễ dàng xâm nhập vào đất liền. Mỗi năm nước biển ngày một dâng cao hơn và đến nay vẫn chưa có giải phạp hiểu quả giúp giải quyết vấn đề này.
Câu 5: Nước biển dâng sẽ làm úng ngập các đồng bằng và xóa sổ nhiều vùng đất ngập nước. Nước biển dâng cũng làm dần biến mất hoặc xói mòn các bãi biển, cồn cát, đảo chắn và các khu vực vịnh, cửa sông ven biển. Nước biển dâng sẽ làm tăng nguy cơ tác động của các cơn bão và của triều cường, khi nước biển dễ dàng xâm nhập vào đất liền.
Dẫn chứng trong văn bản: "Với bản đồ úng ngập, ta có thể ước tính tác động của nước biển dâng dưới nhiều góc độ khá nhau. Theo một ước tính trên tạp chí Thư Nghiên cứu Môi trường (Jevrejeva et al., 2018), thế giới sẽ bị thiệt hại chừng 10,2 ngàn tỷ (trillion) USD mỗi năm vào năm 2100 khi nhiệt độ Trái Đất tăng thêm $1.5^{\circ}C$. Ứng với mức tăng mực nước 86 cm theo kịch bản RCP8.5 vào cuối thế kỷ này, con số thiệt hại lên tới 14 ngàn tỷ USD, chiếm chừng 2.7% GPD toàn cầu, nếu như chúng ta không có biện pháp ứng phó hiệu quả. Trong trường hợp xấu nhất với mực nước biển đạt cao nhất (180 cm), chúng ta sẽ thiệt hại 27 ngàn tỷ USD, một con số khổng lồ – gấp khoảng 10 lần GDP Việt Nam hiện nay."
Câu 6: Các địa phương phải tranh thủ điều tra, nghiên cứu trên từng địa bàn bị đe dọa để chuẩn bị phương án ứng phó tốt nhất. Xác định và tiến hành sớm một số giải pháp thủy lợi như: Làm đê bao kết hợp hệ thống cống và trạm bơm ở các vùng ven biển để tránh ngập lụt; xây dựng hồ chứa nước ngọt.
Nhà nước cần chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu, đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các đề tài khoa học để nắm rõ thực trạng và dự báo trước tình hình giúp ĐBSCL chủ động ứng phó làm giảm nhẹ khả năng bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra.
Nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động của cộng đồng bằng cách giáo dục, tuyên truyền bảo vệ môi trường trong học đường, trong cộng đồng; tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phát tờ rơi liên quan đến biến đổi khí hậu nhằm giúp nhân dân đã có sự thay đổi trong nhận thức và hành động, trong hành vi, lối sống
1. CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Đây là một trong những vấn đề nan giải trong thế kỉ XXI
Câu 2: Thuyết phục người đọc tin vào nội dung đang được nói đến.
Câu 3: Là yếu tố có dao động lớn và thường xuyên nhất đến sự thay đổi của mực nước biển.
Câu 4:
- Do biến đổi khí hậu diễn ra âm thầm.
- Do thủy chiều có thể quan sát bằng mắt thường.
Câu 5: Từ năm 1880 đến năm 2000 cứ mỗi năm qua đi thì mực nước biển ngày một dâng cao hơn.
Câu 6: Trong những năm gần đây, mực nước trung bình tăng khoảng 3mm mỗi năm. Điều đáng nói năm sau sẽ tăng cao hơn năm trước.
Câu 7: Là tổng kết lại thông tin đã đưa ra và phân tích ở phần nội dung trên.
Câu 8: Đã nêu ra vấn đề chính mà nhan đề đã đặt ra trước, đó là: nước biển dâng cao là bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI.
2. CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Nêu được nội dung vấn đề được văn bản đặt ra và phân tích.
Câu 2: Văn bản nêu rõ được các đặc điểm của hiện tượng nước dâng do thủy triều dâng và nước dâng do biến đổi khí hậu. Có sự so sánh giữa chúng, đồng thời đặt ra vấn đề cần giải quyết.
Câu 3:
- Đoạn sa po mở đầu sử dụng phông chữ in đậm tách biệt giúp ngời chú ý và nắm bắt được phần nào đó nội dung văn bản đề cập.
- Các đề mục in đậm là tên nội dung từng phần được đề cập trong bài.
- Văn bản triển khai theo thứ tự: Từ đoạn sa pô nêu đặt vấn đề đến phần nội dung phân tích vấn đề và đoạn lời kết tổng hợp thông tin đã đưa ra.
Câu 4: Vì nước biển dâng cao có thể gây ra nhiều tác hại lớn như làm úng ngập (inundation) các đồng bằng và xóa sổ nhiều vùng đất ngập nước, làm tăng nguy cơ tác động của các cơn bão và của triều cường, khi nước biển dễ dàng xâm nhập vào đất liền.
Câu 5: Nước biển dâng sẽ làm úng ngập các đồng bằng và xóa sổ nhiều vùng đất ngập nước.
Dẫn chứng trong văn bản: "Với bản đồ úng ngập, ta có thể ước tính tác động của nước biển dâng dưới nhiều góc độ khá nhau. Theo một ước tính trên tạp chí Thư Nghiên cứu Môi trường (Jevrejeva et al., 2018), thế giới sẽ bị thiệt hại chừng 10,2 ngàn tỷ (trillion) USD mỗi năm vào năm 2100 khi nhiệt độ Trái Đất tăng thêm $1.5^{\circ}C$. Ứng với mức tăng mực nước 86 cm theo kịch bản RCP8.5 vào cuối thế kỷ này, con số thiệt hại lên tới 14 ngàn tỷ USD, chiếm chừng 2.7% GPD toàn cầu, nếu như chúng ta không có biện pháp ứng phó hiệu quả. Trong trường hợp xấu nhất với mực nước biển đạt cao nhất (180 cm), chúng ta sẽ thiệt hại 27 ngàn tỷ USD, một con số khổng lồ – gấp khoảng 10 lần GDP Việt Nam hiện nay."
Câu 6: Các địa phương xác định và tiến hành sớm một số giải pháp thủy lợi.
Nhà nước cần chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu, đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các đề tài khoa học để nắm rõ thực trạng và dự báo trước tình hình giúp ĐBSCL chủ động ứng phó làm giảm nhẹ khả năng bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra.
Nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động của cộng đồng bằng cách giáo dục, tuyên truyền bảo vệ môi trường trong học đường, trong cộng đồng.