[toc:ul]
Bài tập 1: Trang 120 sgk ngữ văn 6 tập 2
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết những câu nào là câu miêu tả và câu nào là câu tồn tại.
a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời.
(Thép Mới)
b) Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế.
(Tô Hoài)
c) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy.
(Ngô Văn Phú)
Bài tập 2: Trang 120 sgk ngữ văn 6 tập 2
Viết một đoạn văn năm đến bảy câu tả cảnh trường em, trong đó sử dụng ít nhất một câu tồn tại.
Bài tập 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ
Câu a: Bóng tre / trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
CN VN
=> Câu miêu tả
CN VN
=> Câu tồn tại
CN VN
=> Câu miêu tả
Câu b: Bên hàng xóm tôi có / cái hang của Dế Choắt.
CN VN
=> Câu tồn tại
CN VN
=> Câu miêu tả
Câu c: Dưới gốc tre, tua tủa / những mầm măng.
CN VN
=> Câu tồn tại
CN VN
=> Câu miêu tả
Bài tập 2: Đoạn văn tham khảo:
Ngôi trường dưới ánh nắng ngày hè như một bức tránh sơn màu rực rỡ, chói chang. Dãy cây xà cừ hiên ngang, sừng sững như các bác bảo vệ cho ngôi trường, cho từng đứa học trò chúng em. Cây phượng đồ sộ, đỏ rực những chùm hoa chính là ông mặt trời trong bức tranh sơn màu ấy. Từng cành phượng nặng trĩu xuống, thuật tiện cho bọn học sinh chúng em ngắt hoa chơi đùa. Trên từng cành cây là đàn chim nhỏ hót líu lo, hòa vào tiếng hò reo của mọi người. Khung cảnh bình dị, bình yên làm sao.
Bài tập 1: Chủ ngữ, vị ngữ
a. Bóng tre (CN) / trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. (VN) => Miêu tả
Dưới bóng tre … thấp thoáng (CN) / mái đình, mái chùa cổ kính. (VN) => Câu tồn tại
Dưới bóng tre xanh, ta (CN) / gìn giữ một nền văn hoá lâu đời.(VN) => Miêu tả.
b. Bên hàng xóm tôi có (CN) / cái hang của Dế Choắt.(VN) => Câu tồn tại
Dế Choắt (CN) / là tên tôi … trịch thượng thế.(VN) =>Miêu tả
c. Dưới gốc tre, tua tủa (CN) / những mầm măng.(VN) => Câu tồn tại
Măng (CN)/ trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy.(VN) => Miêu tả
Bài tập 2: Đoạn văn tham khảo:
Trường em là ngôi trường nhỏ nằm trong làng. Nơi đây chính là nơi em đang học, tiếp thu rất nhiều kiến thức từ bạn bè và thầy cô. Dưới gốc cây, vàng tươi những hoa lạc nhỏ bé. Thấp thoáng, đỏ rực lửa những chùm hoa phượng đỏ làm sáng rực cả bầu trời. Nổi bật nhất là màu hồng nhạt dãy phòng học của chúng em. Nơi đây có tiếng dịu dàng, thanh thoát của những thầy cô và tiếng đọc bài của những học sinh. Em rất yêu ngôi trường của em - nơi em đã gắn bó suốt những năm học qua.
Bài tập 1: Chủ ngữ, vị ngữ
a. Bóng tre / trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. (Câu miêu tả)
CN VN
Dưới bóng tre … thấp thoáng / mái đình, mái chùa cổ kính. (Câu tồn tại)
CN VN
Dưới bóng tre xanh, ta / gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. (Câu miêu tả.)
CN VN
b. Bên hàng xóm tôi có / cái hang của Dế Choắt. (Câu tồn tại)
CN VN
Dế Choắt / là tên tôi … trịch thượng thế. (Câu miêu tả)
CN VN
c. Dưới gốc tre, tua tủa / những mầm măng. (Câu tồn tại)
CN VN
Măng / trồi lên …. mà trỗi dậy. (Câu miêu tả)
CN VN
Bài tập 2: Đoạn văn tham khảo:
Dưới ánh nắng ngày hè như ngôi trường em như một bức tránh sơn màu rực rỡ, chói chang. Cây phượng đồ sộ, đỏ rực những chùm hoa chính là ông mặt trời trong bức tranh sơn màu ấy. Từng cành phượng nặng trĩu xuống, thuật tiện cho bọn học sinh chúng em ngắt hoa chơi đùa. Trên từng cành cây là đàn chim nhỏ hót líu lo, hòa vào tiếng hò reo của mọi người. Khung cảnh bình dị, bình yên làm sao.