Soạn mới giáo án Công dân 6 CTST bài 8: Tiết kiếm (3 tiết)

Soạn mới Giáo án Giáo dục công dân 6 Chân trời Sáng tạo bài 8: Tiết kiếm (3 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 8: TIẾT KIẾM (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS

- Khám phá được khái niệm tiết kiệm và những biểu hiện của tiết kiệm (thời gian, tiền bạc, điện, nước,...).

- Lí giải được tầm quan trọng của tiết kiệm.

- Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh.

- Phê phán những biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống và học tập.

- Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống và học tập.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân

  1. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: cần sử dụng tiết kiệm, hợp lí

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – Chuẩn bị của GV:

- Tài liệu SGK, SGV, SBT

- Phương tiện: máy tính, máy chiếu, bảng, phấn.

- Tranh ảnh, video, tình huống về tiết kiệm điện, nước,…

2 – Chuẩn bị của HS:

- Tài liệu SGK, SBT

- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải quyết vấn đề, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.
  3. Nội dung: HS quan sát tranh SGK/31 và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Các bạn ấy đang lãng phí những gì?.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.

- GV mời 1 vài HS nêu câu trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Tài nguyên có vai trò quan trọng đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ. Vậy nên chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Để hiểu kĩ hơn về tiết kiệm, chúng ta tìm hiểu bài 8: Tiết kiệm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( Khám phá)

Hoạt động 1: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm tiết kiệm và giải thích được tại sao phải tiết kiệm
  2. Nội dung: HS đọc câu chuyện trong SGK tr. 31 và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trong

SGK tr. 31.

  1. Sản phẩm: HS phân tích được truyện và nêu được khái niệm tiết kiệm, giải thích vì sao phải tiết kiệm. Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác. Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng lao động của bản thân mình và của người khác. Khi tiết kiệm, không chỉ có thể giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS đọc câu chuyện Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ trong SGK tr. 31 và trả lời các câu hỏi sau:

+ Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện lối sống tiết kiệm của Bác Hồ?

+ Từ câu chuyện về Bác Hồ, em hiểu tiết kiệm là gì? Vì sao chúng ta phải tiết kiệm?

+ Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên?

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS hoạt động theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV mời 2, 3 HS trả lời

+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

 Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, dẫn dắt HS hướng tới khái niệm siêng năng, kiên trì

+ GV chuẩn kiến thức.

1. Khái niệm

- Những chi tiết thể hiện lối sống tiết kiệm của Bắc Hồ:

+ Mỗi bữa ăn của Bác không quá 3 mon và là các món ăn dân dã. Bác ăn món gì hết món đấy.

+ Qủa chuối nẫu, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi

+ Khi đi công tác Bác mang cơm nắm từ nhà đi.

+ Cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, 1 tháng nhịn 3 bữa để đem gạo cho người nghèo.

+ Bác sử dụng giấy bút cũng tiết kiệm: nếu tờ giấy nhỏ đủ viết thì đừng lấy tờ giấy to.

- Từ câu chuyện của Bác, em hiểu tiết kiệm là sử dụng hợp lí tiền bạc, của cải. Vì tiết kiệm sẽ không gây lãng phí tài nguyên, của cải, sẽ có lợi cho bản thân, tiết kiệm được cho bố mẹ và người thân.

- Em rút ra được bài học: cần phải sử dụng của cải, vật chất một cách tiết kiệm, hợp lí và hiệu quả.

=> Khái niệm:

- Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

- Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng lao động của bản thân mình và của người khác. Khi tiết kiệm, không chỉ có thể giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hoạt động 2: Quan sát tranh

  1. Mục tiêu : HS nêu được những biểu hiện của tiết kiệm và lãng phí và kể được một số hậu quả của hành vi lãng phí
  2. Nội dung : HS quan sát tranh và cho biết hành vi nào thể hiện sự tiết kiệm, hành vi nào thể hiện sự lãng phí ; kể được một số hậu quả của hành vi lãng phí.
  3. Sản phẩm : HS nêu được những hành vi thể hiện sự tiết kiệm qua tranh số 1 và 2, hành vi thể hiện sự lãng phí qua tranh số 3 và 4; từ đó nêu ra một số hậu quả của hành vi lãng phí.
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát 4 bức tranh trong SGK tr. 32, thảo luận theo cặp và hoàn thành PHT.

- GV yêu cầu HS Kể thêm một số biểu hiện tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày của em và người thân.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS hoạt động cá nhân, tìm câu trả lời cho các câu hỏi của GV giao.

+ GV quan sát và trợ giúp HS khi cần thiết.

 Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV mời 2,3 HS chia sẻ câu trả lời

+ Bạn khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

 Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

2. Biểu hiện của tiết kiệm và lãng phí

- Biểu hiện của tiết kiệm:

+ Lấy nước vo gạo để tưới cây

+ Tiết kiệm tiền bằng cách bỏ lợn tiết kiệm

+ Sử dụng đồ dùng học tập tiết kiệm hoặc sử dụng các vật dụng có thể tái chế.

- Lãng phí gây ra hậu quả:

+ Cạn kiệt tài nguyên, của cải, vật chất

+ Tốn kém của cải vật chất của gia đình….

Hoạt động 3 : Tìm hiểu ý nghĩa và trách nhiệm của bản thân

  1. Mục tiêu : HS trình bày được các cách thức để thực hành tiết kiệm.
  2. Nội dung : HS thảo luận và chia sẻ với các bạn trong lớp về ý nghĩa của câu ca dao trong SGK tr. 32.
  3. Sản phẩm : HS rút ra được ý nghĩa của tiết kiệm thông qua câu ca dao trong SGK tr. 32.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Công dân 6 CTST bài 8: Tiết kiếm (3 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Giáo dục công dân 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án giáo dục công dân 6 mới CTST bài Tiết kiếm (3 tiết), giáo án soạn mới công dân 6 chân trời

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay