Những loài động vật trong hình 6.1 ăn những thức ăn khác nhau, quá trình tiêu hóa và dinh dưỡng của chúng có khác nhau không? Tại sao?
Hướng dẫn trả lời:
Những loài động vật trong hình 6.1 ăn những thức ăn khác nhau, quá trình tiêu hóa và dinh dưỡng của chúng sẽ khác nhau. Bởi vì tùy theo loại thức ăn mà cơ thể có những cấu tạo phù hợp để thích nghi với quá trình tiêu hóa thức ăn đó
Quan sát hình 6.2, nêu tên và mô tả các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở người.
Hướng dẫn trả lời:
Giai đoạn 1: Thức ăn được đưa vào miệng
Giai đoạn 2: Thức ăn được vận chuyển, biến đổi cơ học và hóa học
Giai đoạn 3: Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và mạch bạch huyết
Giai đoạn 4: Chất dinh dưỡng được vận chuyển đến tế bào. Tế bào sử dụng những chất dinh dưỡng đó để tổng hợp thành những chất cần thiết cho các hoạt động sống
Giai đoạn 5: Những chất không hấp thụ được đào thải ra ngoài qua hậu môn
Quan sát và cho biết hình thức tiêu hóa của người và mỗi động vật trong hình 6.2, hình 6.3, hình 6.4.
Hướng dẫn trả lời:
Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa (quá trình tiêu hóa ở bọt biển), thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong tế bào). Ở một số loài động vật đa bào bậc thấp, có sự kết hợp cả hai hình thức tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào (tiêu háo bên ngoài tế bào) trong túi tiêu hóa.
Động vật có túi tiêu hóa: Ở ruột khoang và giun dẹp, thức ăn được biến đổi ngoại bào trong túi tiêu hóa, sau đó được hấp thụ vào tế bào và tiếp xúc được tiêu hóa nội bào. Thức ăn đi vào và chất thải đi ra đều qua lỗ miệng.
Động vật có ống tiêu hóa: Ở nhiều loài động vật không xương sống và tất cả động vật có xương sống, thức ăn được biến đổi trong ống tiêu hóa. Thức ăn đi vào qua lỗ miệng. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa và được tiêu hóa ngoại bào nhờ quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học. Ở một số loài động vật, thức ăn còn được tiêu hóa nhờ hệ vi sinh. Chất thải được thải ra ngoài qua hậu môn.
Câu hỏi 1: Quan sát hình 6.2, hình 6.3, hình 6.4 và mô tả đặc điểm từng giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở mỗi loài theo bảng 6.1.
Bảng 6.1. Quá trình dinh dưỡng ở bọt biển, thủy tức và người
Giai đoạn | Bọt biển | Thủy tức | Người |
Lấy thức ăn | ? | ? | ? |
Tiêu hóa thức ăn | ? | ? | ? |
Hấp thụ chất dinh dưỡng | ? | ? | ? |
Tổng hợp (đồng hóa) các chất | ? | ? | ? |
Thải chất cặn bã | ? | ? | ? |
Hướng dẫn trả lời:
Giai đoạn | Bọt biển | Thủy tức | Người |
Lấy thức ăn | Roi kéo nước qua các sợi hình trụ của cổ áo | Xúc tu có tế bào gai làm tê liệt con mồi, đưa con mồi vào miệng | Thức ăn được đưa vào miệng |
Tiêu hóa thức ăn | Vụn thức ăn dính trong dịch nhầy, thực bào vụn thức ăn | Tế bào tuyến tiết enzyme để tiêu hóa thức ăn thành những phần tử nhỏ | Thức ăn được vận chuyển, biến đổi cơ học và hóa học |
Hấp thụ chất dinh dưỡng | Tế bào cổ áo thực bào, tiêu hóa nhờ không bào hoặc chuyển cho tế bào amip | Những hạt thức ăn nhỏ được đưa vào tế bào. Hạt thức ăn nhỏ được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa | Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và mạch bạch huyết |
Tổng hợp (đồng hóa) các chất | Tế bào amip tiêu hóa thức ăn và có thể chuyển chất dinh dưỡng cho tế bào khác của cơ thể. Các chất dinh dưỡng tham gia hình thành các sợi (gai) xương hoặc hình thành tế bào mới khi cần | Chất dinh dưỡng được giữ lại ở tế bào | Chất dinh dưỡng được vận chuyển đến tế bào. Tế bào sử dụng đó để tổng hợp thành những chất cần thiết cho các hoạt động sống |
Thải chất cặn bã | Những chất không hấp thụ được đào thải ra ngoài qua lỗ thoát nước | Chất thải được đưa ra ngoài qua lỗ miệng | Những chất không hấp thụ được đào thải ra ngoài qua hậu môn |
Câu hỏi 2: Sắp xếp các loài: sán lá, giun đất, gà, cá, chó, bọt biển vào các nhóm: chưa có cơ quan tiêu hóa, có túi tiêu hóa, có ống tiêu hóa.
Hướng dẫn trả lời:
Chưa có cơ quan tiêu hóa: bọt biển
Có túi tiêu hóa: sán lá, giun đất,
Có ống tiêu hóa: gà, chó, cá
Câu hỏi 3: Quan sát bảng 6.2 và cho biết sự khác nhau về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và hoạt động thể lực. Giải thích tại sao có sự khác nhau đó.
Hướng dẫn trả lời:
Sự khác nhau về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và hoạt động thể lực:
Câu hỏi 1: Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 6.4.
Bảng 6.4. Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh một số bệnh tiêu hóa thường gặp
Bệnh thường gặp | Triệu chứng | Cách phòng tránh |
Tiêu chảy | ? | ? |
Táo bón | ? | ? |
.... | ? | ? |
Hướng dẫn trả lời:
Bệnh thường gặp | Triệu chứng | Cách phòng tránh |
Tiêu chảy | Là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước ≥ 3 lần trong 24 giờ. |
|
Táo bón | Số lần đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần |
|
Câu hỏi 2: Hãy thiết kế một áp phích trình bày về lợi ích của thực phẩm sạch, an toàn đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tự thiết kế áp phích trình bày về lợi ích của thực phẩm sạch, an toàn đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Câu hỏi 3: Đề xuất một số biện pháp dinh dưỡng phù hợp cho bản thân và những người trong gia đình em
Hướng dẫn trả lời:
Câu hỏi 4: Tiến hành điều tra về tình trạng béo phù hoặc suy dinh dưỡng của học sinh tại trường em. Báo cáo kết quả thực hiện dự án: thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất giải pháp khắc phục
Hướng dẫn trả lời:
Tiêu chí | Bệnh béo phì | Bệnh suy dinh dưỡng |
Nguyên nhân | - Do ăn nhiều loại thực phẩm nhiều năng lượng, thực phẩm nhiều mỡ, nhiều đường hoặc muối, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hoặc những loại đồ uống có gas,… - Do lười vận động. - Do căng thẳng thường xuyên. - Do mắc bệnh rối loạn chuyển hóa. - Do gene di truyền. | - Do bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng. - Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém do các bệnh lí đường tiêu hóa hoặc sau một đợt bệnh nặng, người bệnh cảm thấy không ngon miệng,… - Do rối loạn tâm thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống như trầm cảm, chứng chán ăn tâm thần,… - Do trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. |
Hậu quả | - Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, tiêu hóa, rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ ung thư,… - Tự ti, dễ mắc stress. | - Làm sụt giảm sự phát triển tầm vóc, giảm phát triển trí não, làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể đặc biệt là đối với trẻ em. |
Biện pháp khắc phục | - Thực hiện chế độ ăn khoa học; hạn chế đồ ngọt, đồ giàu tinh bột, đồ uống có gas,… - Tăng cường vận động, thể dục thể thao hợp lí. - Giải tỏa stress. | - Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài ít nhất 2 năm. - Ăn thức ăn phong phú các loại, thường xuyên thay đổi món ăn, kích thích ngon miệng. - Tăng cường các hoạt động thể chất. - Điều trị triệt để các bệnh lí đường tiêu hóa, bệnh lí thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống,… |