Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 kết nối Bài 27: Kinh tế Trung Quốc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 27: Kinh tế Trung Quốc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 27: KINH TẾ TRUNG QUỐC

(40 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Trung Quốc là nền kinh tế có quy mô:

  1. Lớn nhất thế giới
  2. Lớn thứ hai thế giới
  3. Lớn thứ ba thế giới
  4. Nhỏ nhất thế giới

Câu 2: Năm 2020, GDP của Trung Quốc chiếm bao nhiêu % toàn thế giới?

  1. 17,1%
  2. 17,2%
  3. 17,3%
  4. 17,4%

Câu 3: Nền kinh tế Trung Quốc đến năm 2020 có những thay đổi cơ cấu GDP theo hướng:

  1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  2. Kế hoạch hóa tập trung
  3. Kinh tế thị trường
  4. B và C đúng

Câu 4. Cây trồng nào chiếm vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt ở Trung Quốc?

  1. Cây công nghiệp.
  2. Cây lương thực.
  3. Cây ăn quả.
  4. Cây thực phẩm.

Câu 5. Lợn, bò và gia cầm được nuôi nhiều ở các vùng nào của Trung Quốc?

  1. Vùng núi
  2. Thảo nguyên
  3. Vùng đồng bằng
  4. Hoang mạc

Câu 6: Đối với lâm nghiệp, hiện nay, Trung Quốc đang hướng tới:

  1. Bảo vệ rừng
  2. Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng tự nhiên
  3. Giới hạn sản lượng khai thác hằng năm
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Về sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng, Trung Quốc đang đứng thứ mấy trên thế giới?

  1. Đứng đầu thế giới
  2. Đứng thứ hai thế giới
  3. Đứng thứ ba thế giới
  4. Đứng thứ tư thế giới

Câu 8: Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở

  1. Miền Tây.
  2. Miền Đông.
  3. Ven biển.
  4. Gần Nhật Bản và Hàn Quốc.

Câu 9: Các ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tết Trung Quốc là:

  1. Công nghiệp chế tạo, dệt may, hóa chất và luyện kim
  2. Công nghiệp chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất ô tô và luyện kim.
  3. Công nghiệp chế tạo, hóa dầu, sản xuất ô tô và luyện kim.
  4. Công nghiệp chế tạo, điện tử - tin học, năng lượng và luyện kim

Câu 10: Trung Quốc là quốc gia sản xuất thép:

  1. Nhiều nhất thế giới
  2. Nhiều thứ hai thế giới
  3. Nhiều thứ ba thế giới
  4. Ít nhất thế giới

Câu 11: Ngành công nghiệp nào sau đây của Trung Quốc đứng đầu thế giới?

  1. Công nghiệp khai thác than.
  2. Công nghiệp chế tạo máy bay.
  3. Công nghiệp đóng tàu.
  4. Công nghiệp hóa dầu.

Câu 12: Năm 2020, ngành dịch vụ đóng góp bao nhiêu phần trăm vào GDP của Trung Quốc?

  1. 54,1%
  2. 54,3%
  3. C. 54,5%
  4. 54,7%

Câu 13: Trung Quốc có quan hệ buôn bán với hơn:

  1. A. 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
  2. B. 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
  3. C. 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
  4. D. 300 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới

Câu 14: Đến năm 2020, Trung Quốc có hệ thống đường sắt dài hơn:

  1. 110 nghìn km
  2. 130 nghìn km
  3. 150 nghìn km
  4. 170 nghìn km

Câu 15: Trung Quốc là điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch vì:

  1. Có nền văn minh lâu đời
  2. Nhiều danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc nổi tiếng
  3. Có sự phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng du lịch
  4. Cả ba ý trên đều đúng

Câu 16: Đâu là các trung tâm tài chính lớn của Trung Quốc?

  1. Thượng Hải – Thiên Tân – Thâm Quyến
  2. Thượng Hải – Bắc Kinh – Thiên Tân
  3. Thượng Hải – Quảng Châu – Bắc Kinh
  4. Thượng Hải – Thiên Tân – Thành Đô

Câu 17: Doanh thu từ hoạt động tài chính của Trung Quốc như thế nào qua các năm?

  1. Giảm liên tục
  2. Tăng liên tục
  3. Giảm chậm
  4. Cả ba ý trên đều sai

Câu 18: Thế mạnh nào sau đây giúp Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

  1. Khoa học công nghệ hiện đại.
  2. Thực hiện chính sách công nghiệp mới.
  3. Chính sách mở cửa.
  4. Nguyên liệu sẵn có ở nông thôn.

Câu 19: Trung Quốc chú trọng phát triển nông nghiệp nhằm:

  1. Đáp ứng nhu cầu của hơn 1,4 tỉ dân
  2. Hướng ra xuất khẩu
  3. Phục vụ cho du lịch
  4. Cả A và B đúng

Câu 20: Đâu là mục đích của việc nỗ lực trồng rừng ở Trung Quốc?

  1. Để đất nước trở nên đẹp hơn
  2. Để tăng tỉ lệ che phủ rừng
  3. Để phục vụ cho du lịch
  4. Cả ba ý trên đều sai

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của:

  1. Công cuộc đại nhảy vọt.
  2. Cách mạng văn hóa và các kế hoach 5 năm.
  3. Công cuộc hiện đại hóa.
  4. Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.

Câu 2: Trung Quốc đạt được những thành tựu về kinh tế là do:

  1. Nguồn lao động dồi dào, trình độ người lao động ngày càng được nâng cao
  2. Cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường rộng lớn và năng động
  3. Nhà nước có các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năng động
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc?

  1. Cây lương thực có sản lượng đứng đầu thế giới.
  2. Ngành trồng trọt chiếm ưu thế.
  3. Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam có thế mạnh về lúa mì, ngô, chè.
  4. Cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng.

Câu 4: Cừu, dê không được chăn thả chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng nào dưới đây?

  1. Đông Bắc
  2. Hoa Bắc
  3. Hoa Nam
  4. Các khu vực tự trị phía Tây

Câu 5: Ý nào sau đây không đúng về nền kinh tế Trung Quốc?

  1. Hiện nay, quy mô GDP đứng hàng đầu thế giới.
  2. Những năm qua, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng GDP vào loại cao nhất thế giới.
  3. Thu nhập bình quân theo đầu người của Trung Quốc tăng nhanh.
  4. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng ngày càng thu hẹp.

Câu 6: Ý nào sau đây không đúng với ngành thủy sản của Trung Quốc?

  1. Các sản phẩm chủ yếu là tôm, cá, trai lấy ngọc, rong biển,…
  2. Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đứng thứ hai thế giới
  3. Các ngư trường khai thác quan trọng nằm ở biển Hoa Đông, Hoa Nam,…
  4. Nuôi trồng thủy sản tăn trưởng nhanh

Câu 7: Đâu không phải là điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc?

  1. Vịnh Hạ Long
  2. Vạn Lý Trường Thành
  3. Tử Cấm Thành
  4. Bến Thượng Hải

Câu 8: Chọn đáp án sai?

  1. Ngành công nghiệp chế tạo có tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt là máy móc chính xác.
  2. Trung Quốc đang từng bước đa dạng hóa nguồn cung cấp điện thông qua việc phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân
  3. Công nghiệp luyện kim của Trung Quốc không được coi trọng và đầu tư phát triển
  4. Công nghiệp điện tử - tin học đang phát triển nhanh và trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế Trung Quốc

Câu 9: Mục đích nào sau đây của hiện đại hoá công nghiệp?

  1. Xoá bỏ các ngành công nghiệp truyền thống, phát triển các ngành công nghiệp hiện đại có năng suất cao.
  2. Sản xuất nhiều hàng hoá phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.
  3. Làm triệt tiêu ngành nghề thủ công, thay thế bằng các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao.
  4. Các mục đích trên đúng.

Câu 10: Ý nào sau đây không phải là chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc?

  1. Thay đổi cơ chế quản lý.
  2. Thực hiện chính sách mở cửa.
  3. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
  4. Ưu tiên phát triển công nghiệp truyền thống.

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1. Dựa vào bảng số liệu sau và trả lời câu hỏi:

Quy mô GDP theo giá hiện hành và tốc độ tăng GDP của Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản giai đoạn 1978 - 2020

                                               Năm

Độ tuổi

1978

2000

2010

2019

2020

GDP

(Tỉ USD)

Trung Quốc

149,5

1 211,3

6 087,2

14 280,0

14 687,7

Hoa Kỳ

2 351,6

10 250,9

15 049,0

21 372,6

20 893,7

Nhật Bản

1 013,6

4 968,4

5 759,1

5 123,3

5 040,1

Tốc độ

tăng GDP

(%)

Trung Quốc

11,3

8,5

10,6

6,0

2,2

Hoa Kỳ

5,5

4,1

2,7

2,3

-3,4

Nhật bản

5,3

2,8

4,1

0,3

-4,6

Nhận xét nào sau đây sai?

  1. Quy mô GDP của Trung Quốc giảm liên tục
  2. Đến năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới
  3. Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc tuy có biến động qua các năm song luôn ở mức cao
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 2: Ngành trồng trọt Trung Quốc phát triển mạnh ở:

  1. Vùng núi
  2. Đồng bằng
  3. Thảo nguyên
  4. Hoang mạc

Câu 3: Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc là:

  1. Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu, Thiên Tân
  2. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương.
  3. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Nam Kinh, Phúc Châu.
  4. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Lan Châu, Thành Đô.

Câu 4: Các trung tâm dịch vụ lớn của Trung Quốc là:

  1. Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Cáp Nhĩ Tân
  2. Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Thâm Quyến
  3. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Thâm Quyến
  4. Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Thành Đô.

Câu 5: Các đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc là:

  1. Nhật Bản – Hoa Kỳ – Lào – ASEAN – Ấn độ
  2. Nhật Bản – Hoa Kỳ – Ấn Độ – Hàn Quốc – Nam Phi
  3. Nhật Bản – Hoa Kỳ – EU – ASEAN – Hàn Quốc
  4. Nhật Bản – Hoa Kỳ – Thụy Sĩ – Hàn Quốc – Nam Phi

Câu 6: Đâu là các trung tâm tài chính ở Trung Quốc?

  1. Thượng Hải
  2. Thiên Tân
  3. Thâm Quyến
  4. Cả ba ý trên đều đúng

Câu 7. Dựa vào bảng số liệu sau và trả lời câu hỏi:

Trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc trong giai đoạn 1978 – 2020

(Đơn vị : tỉ USD)

Năm                                     

Trị giá

1978

1990

2000

2010

2020

Xuất khẩu

6,8

44,9

253,1

1 602,5

2 723,3

Nhập khẩu

7,6

35,2

224,3

1 380,1

2 357,1

Nhận xét nào sau đây đúng với tỉ trọng giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1978 – 2020?

  1. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm liên tục.
  2. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng liên tục.
  3. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm ở giai đoạn 1978 – 1990 và giai đoạn 1990 – 2000; tăng ở giai đoạn 2010 – 2020.
  4. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm ở giai đoạn 1978 – 1990 và giai đoạn 1990 – 2000; tăng ở giai đoạn 2010 – 2020.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1. Công cuộc hiện đại hoá đất nước Trung Quốc tập trung vào các lĩnh vực nào sau đây?

  1. Công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kĩ thuật, quân sự.
  2. Giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.
  3. Công nghiệp, nông nghiệp, giáo dục, y tế.
  4. Công nghiệp, nông nghiệp, văn hoá, thể dục thể thao.

--------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm địa lí 11 KNTT, bộ trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức Bài 27: Kinh tế Trung Quốc

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm địa lí 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net