Trung Quốc phát triển kinh tế qua nhiều giai đoạn với những bước thăng trầm. Để khôi phục và phát triển kinh tế, từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã có nhiều biện pháp với các chính sách phù hợp nhằm hiện đại hóa đất nước, tạo nên những thay đổi trong kinh tế - xã hội. Vậy nền kinh tế Trung Quốc có những đặc điểm gì và có vị thế như thế nào trên thế giới?
Hướng dẫn trả lời:
- Đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc:Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào các bảng 26.1, 26.2, hãy:
- Trình bày đặc điểm chung phát triển kinh tế của Trung Quốc.
- Liên hệ dẫn chứng để thấy được vị thế của Trung Quốc trên thế giới.
- Phân tích nguyên nhân của sự phát triển nền kinh tế Trung Quốc
* Đặc điểm chung phát triển kinh tế Trung Quốc:
* Ví dụ về vị thế Trung Quốc trên thế giới:
Thứ nhất,Trung chiếm 17,4 % nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khía cạnh đáng quan tâm nhất là đóng góp tích lũy của Trung Quốc cho nền kinh tế toàn cầu còn nhiều hơn so với các nền kinh tế G7 cộng lại trong suốt một thập kỷ qua.
Theo số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố, trung bình Trung Quốc đóng góp 38,6% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cao hơn so với các nước G7 cộng lại. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại hàng đầu của hơn 140 quốc gia.
Thứ hai, Sáng kiến Vành đai và Con đường đã trở thành một chương trình hàng đầu và là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Sáng kiến Vành đai và Con đường đã thu hút sự tham gia đông đảo của các quốc gia và tổ chức kể từ khi được đề xuất vào năm 2013 và hiện có 149 quốc gia thành viên.
Sự ra mắt của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á đã củng cố vị thế của Trung Quốc như một nhà kinh tế và tài chính lớn, với 105 thành viên.
Các số liệu thống kê cho thấy Trung Quốc hiện là một trong những nước đóng vai trò kinh tế và tài chính quan trọng nhất trên thế giới. Các chính sách và hành động của Trung Quốc có tác động đến tăng trưởng toàn cầu và cấu trúc kinh tế toàn cầu.
Thứ ba, Trung Quốc nỗ lực mở rộng quan hệ đối tác với các nước và khu vực. Trong năm 2014, Trung Quốc có quan hệ đối tác với 67 quốc gia và khu vực. Con số này lên tới 112 vào năm 2021.
Thứ tư, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đưa ra Sáng kiến Phát triển Toàn cầu nhằm chia sẻ sự thịnh vượng của Trung Quốc với thế giới. Kể từ năm 2010, nguồn tài trợ của Trung Quốc cho Liên Hợp Quốc đã tăng khoảng 250% trước khi ra mắt Sáng kiến Phát triển Toàn cầu vào năm 2019.
* Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế:
1. Công nghiệp
Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 26.1 và dựa vào bảng 26.3, hãy:
- Kể tên một số trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp của mỗi trung tâm.
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp Trung Quốc.
* Một số trung tâm công nghiệp của Trung Quốc: Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, Đại Liên, Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải,...
* Tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp Trung Quốc:
- Chiếm 37,8% trong GDP của cả nước (năm 2020).
- Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và thu hút đầu tư nước ngoài lớn.
- Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, phát triển các ngành ứng dụng công nghệ cao: công nghiệp chế tạo, điện tử - tin học, hóa chất,...
Công nghiệp khai thác than: đứng đầu thế giới về khai thác than, chiếm khoảng 50% sản lượng than thế giới; trung bình mỗi năm khai thác khoảng trên 1 tỉ tấn than. Than được khai thác nhiều ở phía đông bắc (tỉnh Sơn Tây, tỉnh Thiên Tân) và phía tây nam (tỉnh Tứ Xuyên)
Công nghiệp sản xuất điện: Sản lượng điện của Trung Quốc đứng thứ hai giới. Trung Quốc phát triển mạnh thuỷ điện; có 11 nhà máy trong số 25 nhà máy thuỷ điện lớn nhất thể giới (năm 2020). Năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển, Trung Quốc đứng đầu châu Á về điện gió, dẫn đầu thể giới trong sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời (năm 2020).
Công nghiệp luyện kim là ngành phát triển sớm và được chủ trọng đầu tư. Hiện nay, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về luyện thép, luyện nhôm. Sản lượng thép chiếm trên 56 % sản lượng của thế giới (năm 2020). Hiện nay, để giảm lượng khí thải cac-bon, Trung Quốc đang giảm đáng kể việc sản xuất kim loại. Các trung tâm công nghiệp luyện kim lớn là: Thiên Tân, Trùng Khánh, Thảm Dương.
Công nghiệp dệt - may, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng sớm được phát triển để đáp ứng nhu cầu trong nước và tận dụng nguồn lao động. Trung Quốc tăng cường đổi mới công nghệ, đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng mẫu mã nên sản phẩm của các ngành này có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Các ngành này tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp vùng duyên hải.
Công nghiệp chế tạo phát triển nhanh và ngày cảng hiện đại. Trung Quốc là nước sản xuất ô tô đứng thứ ba trên thế giới, đứng hàng đầu thế giới về sản xuất thiết bị bay không người lái, sản xuất thiết bị viễn thông. Các trung tâm lớn là: Thiên Tân, Bắc Kinh, Trùng Khánh.
- Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc chủ yếu phân bố ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải như: Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu,...
2. Nông nghiệp
Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 26.2 và dựa vào các bảng 26.4 và 26.5, hãy:
- Xác định một số cây trồng, vật nuôi chính của Trung Quốc.
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp Trung Quốc.
* Một số cây trồng, vật nuôi chính của Trung Quốc:
Cây trồng: lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, mía, bông, đậu tương, cao su, chè, thuốc lá,...
Vật nuôi: lợn, bò, gà,...
* Tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp Trung Quốc:
- Trồng trọt: Trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp. Năm 2020, ngành này đóng góp khoảng 60 % giá trị sản xuất nông nghiệp. Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng lương thực, khoảng 1/5 sản lượng ngô trên toàn thế giơiscó xuất xứ từ Trung Quốc (năm 2020). Ngành trồng trọt phát triển mạnh ở các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Do có những khó khăn về đất, thuỷ lợi, nguồn nước,... nên trồng trọt kém phát triển ở miền Tây.
- Chăn nuôi: ngày càng được hiện đại hoá và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế để đảm báo nguồn cung thịt, trứng, sữa,... Các vật nuôi chủ yều là: lợn, bò, gà... Chăn nuôi phân bồ tập trung ở các đồng bằng phía đông và vùng Đông Bắc, Hoa Bắc; ngoài ra còn có trên các cao nguyên và bồn địa ở phía tây.
- Lâm nghiệp: được chú trọng phát triển do có nhiều tiềm năng. Sản lượng gỗ tròn khai thác hằng năm đạt khoáng 350,6 triệu m3 (năm 2020), đứng thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Ấn Độ. Xuất khẩu gỗ tròn chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng tự nhiên, tăng khai thác gỗ ở rừng trồng, tăng cường bảo vệ rừng và trồng rừng.
- Thuỷ sản: Trung Quốc là nước sản xuất thuỷ sản lớn, tổng sản lượng thuỷ sản đứng hàng đầu thế giới. Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước mặn và khai thác hải sản được chú trọng đầu tư phát triển mạnh. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với thuỷ sản đánh bắt.
3. Dịch vụ
Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 26.1 và dựa vào bảng 26.2, hãy:
- Xác định trên bản đồ một số sân bay, cảng biển.
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành dịch vụ Trung Quốc.
* Một số sân bay, cảng biển Trung Quốc:
Sân bay: Hồng Kông, Đài Bắc, Vũ Hán,...
Cảng biển: Thượng Hải, Đại Liên, Thiên Tân,...
* Tình hình phát triển và phân bố ngành dịch vụ của Trung Quốc:
- Ngành dịch vụ Trung Quốc phát triển nhanh và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tỉ trọng đóng góp của ngành này cao nhất trong GDP (54.5 % năm 2020). Cơ cấu ngành rất đa dạng.
- Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông vận tải của Trung Quốc từng bước được nâng cắp, mở rộng và hiện đại hoá.
- Bưu chính viễn thông: Hoạt động bưu chính phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới phủ kín rộng khắp đất nước, Trung tâm bưu chính lớn nhất là Bắc Kinh. Viễn thông phát tirển mạnh, Trung Quốc đứng thứ hai thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian (năm 2020). Các trung tâm viễn thông lớn của Trung Quốc là: Bắc Kinh, Thượng Hải,...
- Du lịch phát triển nhanh và ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Năm 2019, Trung Quốc đón hơn 31,9 triệu lượt khách quốc tế. Du lịch góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, khai thác được các tiềm năng để phát triển kinh tế.
- Thương mại:
- Tài chính ngân hàng phát triển nhanh và có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng. Khu vực ngân hàng có tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh nhất trong các ngành kinh tế, đạt 19,0% trong suốt hai thập kỉ 1990 và 2000. Các trung tâm tài chính, ngân hàng lớn hàng đầu ở Trung Quốc là: Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồng Công, Thâm Quyến.
Bài tập 1: Dựa vào hình 26.1, hãy nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc.
* Nhận xét về sự phân bố các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc:
- Công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, khu vực ven các con sông lớn và ven biển.
- Công nghiệp kém phát triển ở phía Tây dù khu vực này có nhiều khooáng sản và tiềm năng thủy điện lớn.
Bài tập 2: Dựa vào bảng 26.6, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Trung Quốc năm 2000 và năm 2020. Rút ra nhận xét.
* Nhận xét:
- Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Trung Quốc năm 2000 và năm 2020 tăng nhanh, năm 2020 tăng gấp hơn 10 lần so với năm 2000.
- Nhìn chung, tỉ trọng xuất khẩu và nhập khẩu vẫn giữ ở vị thế cân bằng, không chênh lệch đáng kể.
Bài tập 3: Tìm kiếm các thông tin và liên hệ thực tế, hãy nêu các biểu hiện về mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam
- Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục nhiều năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh. Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam trên thế giới, sau Hoa Kỳ.
- Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, lớn thứ tám trên thế giới và là thị trường xuất khẩu lớn thứ năm và thị trường nhập khẩu lớn thứ chín của Trung Quốc trên thế giới.
- Cùng với đó, việc hai bên tiếp tục duy trì thường xuyên các cơ chế hợp tác kinh tế thương mại song phương đã kịp thời giải quyết các vấn đề tồn tại trong quan hệ thương mại giữa hai nước, đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại song phương phát triển ngày càng ổn định theo hướng cân bằng, bền vững hơn.
- Ngoài việc tương đồng về văn hóa, thói quen tiêu dùng… thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc có sự phát triển là nhờ ưu thế vị trí địa lý. Bên cạnh đó, Trung Quốc với quy mô dân số lớn nhất thế giới và hiện có trên 400 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu nên nhu cầu tiêu dùng rất lớn và là thị trường xuất khẩu hấp dẫn với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo Bộ Công Thương, năm 2018, kim ngạch thương mại Việt Nam-Trung Quốc đạt gần 107 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2017; trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 41 tỷ USD, tăng gần 17%; nhập khẩu đạt kim ngạch trên 65 tỷ USD, tăng gần 12%.
Về xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam. Về nhập khẩu, đây cũng là thị trường cung cấp nhiều các mặt hàng nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.