Khám phá 1: Quan sát các điểm được vẽ trên mặt phẳng tọa độ (Hình 1).
a) Có nhận xét gì về các vectơ $\vec{AA'},\vec{BB'},...,\vec{EE'}$?
b) Có hay không phép biến hình biến các điểm A, B, C, D, E thành các điểm A', B', C', D', E'?
Hướng dẫn trả lời:
a) Các vectơ $\vec{AA'},\vec{BB'},\vec{CC'},\vec{DD'},\vec{EE'}$ song song với nhau.
b) Có phép biến hình biến các điểm A, B, C, D, E thành các điểm A', B', C', D', E'.
Thực hành 1: Chứng minh phép đồng nhất là một phép tịnh tiến.
Hướng dẫn trả lời:
Ta có: Phép biến hình biến mỗi điểm M thành chính nó thì là phép đồng nhất
Ta có: M = h(M) qua phép biến hình h
Mà $\vec{MM}=\vec{u}=\vec{0}$
Do đó: Phép đồng nhất là phép tịnh tiến.
Vận dụng 1: Tìm độ dài vectơ tịnh tiến của phép tịnh tiến theo vectơ v⃗ biến các điểm A, B, C, D, E thành A', B', C', D', E' trong Hoạt động khám phá 1 (biết cạnh mỗi ô vuông là một đơn vị).
Hướng dẫn trả lời:
Ta có: A(-12; 4) và A'(-2; 5) nên $\vec{AA'}$=(−2+12;5−4)=(10;1)
Do đó: AA' = $|\vec{AA'}|=\sqrt{10^{2}+1^{2}}=\sqrt{101}$
Vậy độ dài vectơ $\vec{v}$ biến các điểm A, B, C, D, E thành A', B', C', D', E' là $\vec{101}$
Khám phá 2: Cho vectơ $\vec{u}$ và đường thẳng d. A và M là hai điểm bất kì trên d. Gọi A' và M' lần lượt là ảnh của A và M qua phép tịnh tiến $T_{\vec{u}}$
a) Hai vectơ $\vec{A'M'},\vec{AM}$ có bằng nhau không?
b) Khi điểm M thay đổi trên d thì điểm M' thay đổi như thế nào? Giải thích.
Hướng dẫn trả lời:
a) Ta có: $\vec{AA'}=\vec{MM'}=\vec{u}$ nên AA' = MM' và AA' // MM'
Do đó: AMM'A' là hình bình hành.
Nên $\vec{A'M'}=\vec{AM}$
b) Khi M thay đổi trên d thì M' cũng thay đổi trên d' sao cho $\vec{AA'}=\vec{MM'}=\vec{u}$
Thực hành 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, xét phép tịnh tiến $T_{\vec{v}}$ với $\vec{v}=(3;2)$
a) Biết ảnh của điểm M qua $T_{\vec{v}}$ là điểm M'(-8; 5). Tìm tọa độ điểm M.
b) Tìm ảnh của đường tròn (C): $(x-2)^{2}+(y+3)^{2}=4$ qua $T_{\vec{v}}$
Hướng dẫn trả lời:
a) Ta có: $\vec{MM'}=\vec{u}=(3;2)$
Do đó: $\left\{\begin{matrix}-8-x_{M}=3\\5-y_{M}=2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x_{M}=-11\\y_{M}=3\end{matrix}\right.$
Vậy M(-11; 3)
b) Đường tròn (C) tâm I(2; -3), bán kính R = 2
Gọi I' là tâm đường tròn ảnh của đường tròn (C)
Ta có: $\vec{II'}=\vec{v}=(3;2)$
Do đó: $\left\{\begin{matrix}x_{I'}-2=3\\y_{I'}=2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x_{I'}=5\\y_{I'}=-1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow I'(5;-1)$
Vậy ảnh của đường tròn (C): $(x-2)^{2}+(y+3)^{2}=4$ qua $T_{\vec{v}}$ là đường tròn tâm I'(5; -1), bán kính R = 2.
Vận dụng 2: Trong Hình 8, người thợ sửa xe đã dùng kích nâng thủy lực để đưa ô tô từ mặt đất đến vị trí cần thiết thông qua phép biến hình nào?
Hướng dẫn trả lời:
Trong Hình 8, người thợ sửa xe đã dùng kích nâng thủy lực để đưa ô tô từ mặt đất đến vị trí cần thiết thông qua phép tịnh tiến vectơ $\vec{AB}$
1. Cho phép tịnh tiến $T_{\vec{u}}$ và phép tịnh tiến $T_{\vec{u}}$. Với điểm M bất kì, $T_{\vec{u}}$ biến M thành M', $T_{\vec{u}}$ biến M' thành M''. Hỏi có phép tịnh tiến nào biến điểm M thành M'' không?
Hướng dẫn trả lời:
Có thể tồn tại phép tịnh tiến vectơ $\vec{g}$ biến điểm M thành M''.
2. Cho đường tròn (O) và hai điểm A, B. Khi điểm M thay đổi trên đường tròn (O) thì điểm M' thay đổi trên đường nào để $\vec{MM'}+\vec{MA}=\vec{MB}$?
Hướng dẫn trả lời:
Ta có: $\vec{MM'}=\vec{MB}-\vec{MA}=\vec{AB}$ nên phép tịnh tiến T theo vectơ $\vec{AB}$ biến M thành M'.
Nếu gọi O' là ảnh của O qua phép tịnh tiến T, tức là $\vec{OO'}=\vec{AB}$
Suy ra: Quỹ tích điểm M' là đường tròn tâm O' có bán kính bằng bán kính đường tròn (O).
3. Cho phép tịnh tiến $T_{\vec{u}}$ trong đó $\vec{u}=(3;5)$
a) Tìm ảnh của các điểm A(-3; 4), B(2; -7) qua $T_{\vec{u}}$
b) Biết rằng M'(2; 6) là ảnh của điểm M qua $T_{\vec{u}}$. Tìm tọa độ của điểm M.
c) Tìm ảnh của đường thẳng d: 4x - 3y + 7 = 0 qua $T_{\vec{u}}$
Hướng dẫn trả lời:
a) Gọi A', B' lần lượt là ảnh của các điểm A(-3; 4), B(2; -7) qua $T_{\vec{u}}$
Ta có:$\vec{AA'}=\vec{u}=(3;5)$
Suy ra: $\left\{\begin{matrix}x_{A'}+3=3\\y_{A'}-4=5\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x_{A'}=0\\y_{A'}=9\end{matrix}\right.\Leftrightarrow A'(0;9)$
Ta có: $\vec{BB'}=\vec{u}=(3;5)$
Suy ra: $\left\{\begin{matrix}x_{B'}-2=3\\y_{B'}+7=5\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x_{B'}=5\\y_{B'}=-2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow B'(5;-2)$
b) Ta có: $\vec{MM'}=\vec{u}=(3;5)$
Suy ra: $\left\{\begin{matrix}2-x_{M}=3\\6-y_{M}=5\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x_{M}=-1\\y_{M}=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow M(-1;1)$
c) Lấy điểm C thuộc đường thẳng d. Suy ra $C(-\frac{7}{4};0)$
Gọi C' và d' lần lượt là ảnh của C và đường thẳng d qua $T_{\vec{u}}$⃗ và C' thuộc d'.
Ta có: $\vec{CC'}=\vec{u}=(3;5)$
Suy ra: $\left\{\begin{matrix}x_{C'}+\frac{7}{4}=3\\y_{C'}=5\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x_{C'}=\frac{5}{4}\\y_{C'}=5\end{matrix}\right.\Leftrightarrow C'(\frac{5}{4};5)$
Ta có: d' là đường thẳng đi qua $C'(\frac{5}{4};5)$ và có cùng vectơ pháp tuyến với d
Suy ra: d' có phương trình: $4(x-\frac{5}{4})+(-3)(y-5)=0$ hay 4x - 3y + 10 = 0.
4. Cho hai điểm B, C cố định trên đường tròn (O; R) và một điểm A thay đổi trên đường tròn đó. Chứng minh trực tâm H của tam giác ABC luôn nằm trên một đường tròn cố định.
Hướng dẫn trả lời:
Kẻ đường kính BD.
Ta có: CH vuông góc với AB, AD vuông góc với AB, suy ra CH // AD
DC vuông góc với BC, AH vuông góc với BC, suy ra DC // AH
Do đó: Tứ giác ADCH là hình bình hành
Suy ra AH = DC và AH // DC hay $\vec{AH}=\vec{DC}$
Kẻ OO' // AH sao cho OO' = AH
Ta có: Tứ giác AOO'H là hình bình hành
Có: OO' // AH mà AH // DC nên OO' // AH // DC
Mà OO' = AH = DC
Nên $\vec{OO'}=\vec{AH}=\vec{DC}$
Do đó: $O=T_{\vec{DC}}(O)$ và $H=T_{\vec{DC}}(A)$
Suy ra: Đường tròn tâm O' là ảnh của đường tròn (O; R) qua $T_{\vec{DC}}$ (1)
Vì AOO'H là hình bình hành nên OA = O'H = R (2)
Từ (1)(2) suy ra: H thuộc đường tròn tâm O', bán kính O'H = R.
5. Trong Hình 9, tìm các vectơ $\vec{u},\vec{v}$ sao cho phép tịnh tiến $T_{\vec{u}}$ biến hình mũi tên (A) thành hình mũi tên (B) và phép tịnh tiến $T_{\vec{v}}$ biến hình mũi tên (A) thành hình mũi tên (C).
Hướng dẫn trả lời:
Ta có: Phép tịnh tiến $T_{\vec{u}}$ hay mũi tên đỏ biến hình mũi tên (A) thành hình mũi tên (B).
phép tịnh tiến $T_{\vec{v}}$ hay mũi tên vàng biến hình mũi tên (A) thành hình mũi tên (C).