Soạn SBT Ngữ văn 8 kết nối Bài 2: Đọc hiểu và thực hành tiếng việt (Bài tập 3)

Hướng dẫn giải Bài 2 Vẻ đẹp cổ điển: Đọc hiểu và thực hành tiếng việt (Bài tập 3), sách bài tập Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 1. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 3. Đọc bài thơ Qua Đèo Ngang trong SGK (tr. 56) và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

B. Thất ngôn bát cú Đường luật

C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

D. Ngũ ngôn bát cú Đường luật

Hướng dẫn trả lời:

 Đáp án B. Thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong bài thơ được miêu tả vào khoảng thời gian nào?

A. Buổi sáng

C. Buổi chiều

B. Buổi trưa

D. Buổi hoàng hôn

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án D. Buổi hoàng hôn.

Câu 3. Dòng nào nêu đúng tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ ở hai câu thơ đầu?

A. Nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt của nhà thơ trước cảnh cỏ hoa chen chúc

B. Nhấn mạnh cảm giác mệt mỏi và nỗi buồn nhớ gia đình, quê hương của nhà thơ

C. Nhấn mạnh khung cảnh hùng vĩ, hoang sơ, thơ mộng của Đèo Ngang

D. Nhấn mạnh khung cảnh xơ xác, tiêu điều, hoang vắng ở Đèo Ngang

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án C. Nhấn mạnh khung cảnh hùng vĩ, hoang sơ, thơ mộng của Đèo Ngang.

Câu 4. Nêu ấn tượng của em về khung cảnh cuộc sống được miêu tả trong hai câu thơ 3, 4.

Hướng dẫn trả lời:

Câu thơ gợi cho ta hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn.

Sự đối lập vốn có của hai câu thực khiến cho cảnh trên sông, dưới núi thêm rời rạc, thưa thớt. Từ “vài, mấy” như càng nói rõ thêm sự vắng vẻ ở nơi này. Trong sự hiu quạnh đó, bỗng nhiên vẳng lên tiếng kêu đều đều, man mác của loài chim quốc quốc, chim gia gia trong bóng hoàng hôn đang buông xuống.

Câu 5. Phân tích cảm xúc, tâm trạng được nhà thơ thể hiện trong hai câu thơ 5, 6.

Hướng dẫn trả lời:

Thiên nhiên càng cô quạnh, tâm trạng của tác giả càng cô đơn. Điều đó được bộc lộ ở những câu thơ 5, 6 trong bài:

“Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”

Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Việc sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh: tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” để qua đó bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương. Đọc đến đây, chúng ta dường như có thể lắng nghe được tiếng kêu khắc khoải, da diết đang vang lên trong vô vọng.

Câu 6. Hình ảnh con người trong hai câu thơ cuối được miêu tả trên nền không gian như thế nào? Hình ảnh đó thể hiện nỗi niềm tâm sự gì của nhà thơ?

Hướng dẫn trả lời:

- Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông).

- Sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” - tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ, “ta với ta” - đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi.

→ Hai câu kết khẳng định lại nỗi cô đơn, trống trải của tác giả trước thiên nhiên rộng lớn.

Câu 7. Tìm và phân tích tác dụng của hai từ tượng hình hoặc hai từ tượng thanh trong bài thơ.

Hướng dẫn trả lời:

- Từ tượng hình lác đác: Miêu tả số lượng ít ỏi và sự phân bố thưa thớt của “chợ mấy nhà” bên sông; từ đó gợi không khí vắng vẻ, quạnh hiu của cuộc sống ở Đèo Ngang lúc hoàng hôn.

- Từ tượng hình lom khom: Gợi bóng dáng cuộc sống con người, nhỏ bé, thưa thớt, làm nổi bật cảnh thiên nhiên hoang sơ, vắng lặng, núi đèo bát ngát.

Tìm kiếm google: Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 KNTT, Giải SBT Ngữ văn 8 KNTT tập 1, Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 KNTT Bài 2: Đọc hiểu và thực hành tiếng việt (Bài tập 3)

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com