Giải địa lý 8 bài 7 trang 21 cực chất

Địa lý 8 bài 7 trang 21 cực chất. Bài học: Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội các nước Châu Á - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập 1: Em hãy cho biết vì sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á?

Bài tập 2: Dựa vào bảng 7.2 SGK – trang 22, em hãy vẽ biểu đồ hình cột để so sánh mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô-oét, Hàn Quốc, Lào năm 2001.

 

Bài tập 3: Dựa vào hình 7.1, hãy thống kê tên các nước vào nhóm có mức thu nhập như nhau và cho biết số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?

 

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập 1: Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á vì: sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị, mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, giải phóng đất nước.

Bài tập 2: Vẽ biểu đồ:

 

Bài tập 3: 

  •  Các nước có thu nhập thấp: Mông Cổ, Gru-di-a,Ác-mê-ni-a, A-dec-bai-gian, U-dơ-bê-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tat-gi-ki-xtan, Ap-ga-ni-xtan, Pa-ki-xtan, Nê-pan, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Ấn Độ, Mi-an-ma, Lào, Việt Nam, Cam-phu-chia, Triều Tiên, Y-ê-men.
  •  Các nước có thu nhập trung bình dưới: Liên bang Nga, Trung Quốc, Ca-dắc-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Xi-ri, I-rắc, Giooc-da-ni, I-ran, Thái Lan, Xri-lan-ca, Phi-lip-pin.
  •  Các nước có thu nhập trung bình: Thổ Nhĩ Kì, Li-Băng, A-rập-xê-út, Ô-man, Ma-lay-si-a, Hàn Quốc.
  •  Các nước có thu nhập cao: Nhật Bản, Xin-ga-po, I-xa-en, Cô-oét, Ca-ta, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Bru-nây, lãnh thổ Đài Loan, Hồng Công.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1: Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á là bởi vì:

- Nhật Bản sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX.

- Mở rộng quan hệ với các nước phương Tây.

- Giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến.

=>Tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh.

Bài tập 2: Vẽ biểu đồ như sau:

 

Bài tập 3: 

- Các nước có thu nhập thấp: Mông Cổ, Gru-di-a,Ác-mê-ni-a, A-dec-bai-gian, U-dơ-bê-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tat-gi-ki-xtan, Ap-ga-ni-xtan, Pa-ki-xtan, Nê-pan, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Ấn Độ, Mi-an-ma, Lào, Việt Nam, Cam-phu-chia, Triều Tiên, Y-ê-men.

- Các nước có thu nhập trung bình dưới: Liên bang Nga (Phần lãnh thổ châu Á), Trung Quốc, Ca-dắc-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Xi-ri, I-rắc, Giooc-da-ni, I-ran, Thái Lan, Xri-lan-ca, Phi-lip-pin.

- Các nước có thu nhập trung bình trên: Thổ Nhĩ Kì, Li-Băng, A-rập-xê-út, Ô-man, Ma-lay-si-a, Hàn Quốc.

- Các nước có thu nhập cao: Nhật Bản, Xin-ga-po, I-xa-en, Cô-oét, Ca-ta, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Bru-nây, lãnh thổ Đài Loan, Hồng Công.

=> Số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở Tây Nam Á và Đông Á.

 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài cực chất địa lí 8 bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội các nước Châu Á , địa lí 8 bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội các nước Châu Á , soạn bài địa lí 8 bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội các nước Châu Á

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 8 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net